5 CÁCH PHÂN CẤP THỊ GIÁC TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ CẦN PHẢI BIẾT
Phân cấp thị giác là một trong những kỹ thuật cốt lõi được áp dụng cho quá trình thiết kế đồ hoạ. Nó giúp bạn trình bày nội dung của sản phẩm thiết kế theo một cách trực quan và giúp người dùng dễ dàng nhận biết những thông tin quan trọng, mang lại hiệu quả thị giác và truyền đạt ý nghĩa của thiết kế. Cùng colorME đi tìm hiểu 5 cách phân cấp thị giác trong thiết kế đồ hoạ để giúp designer tạo ra sự nổi bật trong thiết kế của mình nhé!
- Sửa Lỗi răng cưa trong Photoshop chỉ trong một nốt nhạc
- Lợi ích của Vibrant Color trong thiết kế giao diện người dùng
- Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Hoạ Trong 6 Tháng Cho Người Mới Bắt Đầu
- Tạo hiệu ứng chữ Neon với After Effects
- So tài thiết kế phẳng - Flat vs. Semi Flat Design
- Chụp đẹp hơn khi đi du lịch
Có phải bạn luôn tự hỏi làm cách nào để thiết kế đẹp mà không bị rối? Yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế của bạn là gì? Bạn muốn khán giả chú ý điều gì đầu tiên, sau đó thứ hai, thứ ba là gì? Tại sao đôi khi chỉ chỉnh sửa một yếu tố, một chi tiết lại có thể tạo nên sự khác biệt đến kinh ngạc? Tại sao cùng một phong cách nhưng có những thiết kế lại nổi bật hơn hẳn? Những cách phân cấp thị giác trong thiết kế đồ hoạ mà colorME chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.
1. Lưới 1/3 trong thiết kế đồ hoạ
Phân cấp thị giác bằng lưới 1/3 là một quy tắc kinh điển để dẫn dắt ánh nhìn của người xem. Điều căn bản là khi bạn muốn làm nổi bật hoặc nhấn mạnh một vật thể trong tác phẩm của mình, hãy đặt chúng vào vị trí trùng với một đường kẻ ảo hoặc vào vị trí điểm giao của các đường phân chia.
Phân cấp thị giác bằng lưới 1/3 trong thiết kế đồ hoạ
Có một nghiên cứu cho rằng trên bất kì một khung nào cũng sẽ có những điểm mà mắt người lướt qua lướt lại nhiều lần, và chúng được gọi là những điểm mạnh. Nếu đặt chủ thể chính ở đó thì chủ thế sẽ dễ được chú ý hơn và trông cũng tự nhiên hơn.
Bằng việc chia khung hình ra bằng 9 phần bằng nhau bởi 2 đường ngang và 2 đường dọc vuông góc với nhau, ta sẽ tìm được 4 điểm mạnh là giao điểm của 4 đường đó. Và sẽ có một điểm quan trọng rơi vào 1 trong 4 điểm giao của các đường phân chia.
2. Màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
Trong thiết kế, màu sắc được sử dụng để tạo ra sự khác biệt giữa các thành phần và tạo ra mức độ ưu tiên cho chúng. tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Chính vì thế việc nắm vững lý thuyết màu và nhuần nhuyễn trong việc sử dụng, kết hợp màu sắc phù hợp sẽ giúp bạn tạo nên những thiết kế ấn tượng. Chúng ta có thể phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng, bổ sung hay tam giác cân và hình chữ nhật,....
Phân cấp thị giác bằng màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
Ngoài ra, màu sắc có thể khiến chúng ta cảm thấy vui hoặc buồn, và chúng có thể khiến chúng ta cảm thấy đói hoặc thư giãn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu các tác động tâm lý mà màu sắc có thể có đối với một người bình thường cũng như các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết màu sắc và ý nghĩa của màu sắc.
Từ việc hiểu về màu sắc, ta có thể tạo ra các thiết kế phù hợp với đối tượng hướng đến.
Các bạn có thể nắm về màu sắc rõ hơn thông qua Trọn bộ từ điển màu sắc cho Designers và Màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc chúng ta như thế nào?
3. Đường dẫn thị giác trong thiết kế đồ hoạ
Cũng giống như khi bạn muốn người khác chú ý vào thứ gì đó, bạn thường có xu hướng chỉ tay hay hướng mắt nhìn về phía vào đối tượng đó hay hướng mắt nhìn về phía chúng. Từ thói quen này, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng để làm nổi bật đối tượng trong thiết kế.
Phân cấp thị giác bằng đường dẫn thị giác trong thiết kế đồ hoạ
Dựa vào phân cấp và tương phản, chúng ta có thể tạo ra Visual Hierarchy (VH) cho thiết kế của mình. Với VH, chúng ta có thể điều hướng cách người xem đọc và hiểu ấn phẩm thiết kế theo cách chúng ta muốn. Hai dạng bố cục VH phổ biến chính là:
Chữ F: Phân cấp đối tượng từ trên xuống dưới, từ to xuống nhỏ dần. Kiểu bố cục này phù hợp với những ấn phẩm mang tính chất ứng dụng như sách, báo, tạp chí,...
Chữ Z: Phân cấp theo đường zig zag, được dùng nhiều trong những ấn phẩm mang tính sáng tạo cao, bố cục tự do hơn, kết hợp với yếu tố tương phản để dẫn dắt người xem ấn phẩm theo đúng flow.
4. Luật tương phản trong thiết kế đồ hoạ
Tương phản xảy ra ra khi bạn sử dụng cùng lúc Màu sắc (Nóng - Lạnh), Đường nét ( Thẳng - cong, ngang- đứng v.v.), Hình khối (Đặc - rỗng, Lớn - nhỏ), Hình dạng (Vuông - Tròn), Chất liệu (Mịn - thô ráp) Nhịp điệu (Nhanh - Chậm), Không gian (rộng - hẹp), Đồng nhất - Khác biệt, Hướng v.v..
Phân cấp thị giác bằng luật tương phản trong thiết kế đồ hoạ
Dựa vào sự khác nhau của các yếu tố đồ hoạ, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các thành phần, tạo điểm nhấn trong thiết kế cũng như củng cố phân cấp thông tin rõ ràng hơn.
Một vài kiểu tương phản phổ biến: Kích thước, Màu sắc, Sắc độ. Giống như các yếu tố lớn hơn được coi là quan trọng hơn yếu tố nhỏ hơn, sáng màu thường gây sự chú ý lớn hơn màu sắc màu nhạt. Ví dụ: nếu một câu trong một khối văn bản được tô sáng bằng màu sáng, nó sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của độc giả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Nguyên tắc tương phản trong thiết kế của colorME
5. Kích thước trong thiết kế đồ hoạ
Kích thước được cho là cách hiệu quả nhất để nhấn mạnh các yếu tố thị giác.
Đó là lý do chính xác tại sao các tiêu đề báo xuất hiện ở phông chữ lớn hơn và các câu chuyện chính thường có tiêu đề thậm chí còn lớn hơn các bài viết trên phần còn lại của trang. Trong bất kỳ thiết kế nào, các phần tử lớn hơn cho dù đó là từ ngữ hay hình ảnh, không chỉ đáng chú ý nhất mà còn mang thông điệp mạnh mẽ nhất.
Thiết kế sẽ gần như không có hiệu quả nếu các từ có cùng kích thước hoặc nếu một từ khác trên trang.
Phân cấp thị giác bằng kích thước trong thiết kế đồ hoạ
Mở rộng kích thước của một đối tượng (kích thước của nó) và co giãn chúng (kích thước của nó trong mối quan hệ với các đối tượng khác) là một trong các bước hiệu quả và dễ dàng nhất để tăng tầm quan trọng của thị giác.
Muốn thiết kế nổi bật thì bạn nên tăng kích cỡ điểm nhấn đồng thời giảm kích cỡ chữ của nội dung thông tin đó.
Sau khi áp dụng nhuần nhuyễn 5 cách phân cấp thị giác cơ bản trong thiết kế đồ hoạ ở trên thì bạn nên cân nhắc thêm 4 yếu tố dưới đây để khiến thiết kế của mình không chỉ nổi bật, ấn tượng mà còn đảm bảo yếu tố hài hoà và cân bằng nữa nhé.
6. Cân bằng trong thiết kế đồ hoạ
Sự cân bằng tạo nên tính ổn định của 1 thiết kế. Nó bao gồm việc sắp xếp tất cả các yếu tố còn lại của thiết kế một cách hợp lý bao gồm: Hình khối, Màu sắc, Chất liệu, Khoảng trống.
Phân cấp thị giác bằng sự cân bằng trong thiết kế đồ hoạ
Có 2 phương pháp tạo sự cân bằng:
Cân bằng đối xứng: Là một kiểu bố cục an toàn và dễ sử dụng. Các yếu tố đồ hoạ đối xứng nhau qua một trục bất kỳ, có thể là trục ngang, dọc hoặc thẳng đứng và không nhất thiết phải đối xứng tuyệt đối.
Cân bằng bất đối xứng: Sử dụng bố cục đối xứng nhiều đôi khi sẽ tạo cảm giác nhàm chán và đơn điệu. Bằng cách phân tích mức độ chú ý của một yếu tố đồ hoạ dựa vào màu sắc, chất liệu, hình dạng,... chúng ta có thể sắp xếp bố cục một cách cân bằng giống như bài toán một cân bông nặng bằng một cân sắt. Phương pháp cân bằng này đòi hỏi người thiết kế phải có cái nhìn tổng thể về ấn phẩm của mình để có thể xác định mức độ cân bằng của thiết kế.
7. Khoảng trống trong thiết kế đồ hoạ
Theo Rule of Space , một thiết kế có tính thẩm mỹ đòi hỏi phải có phần không gian âm không lộn xộn, thường được gọi là không gian màu trắng của Drake, bất kể màu nền thực tế của thiết kế.
Không gian âm, hoặc không gian trắng, đề cập đến khoảng cách xung quanh một chủ đề cụ thể cho dù đó là tiêu đề, hình ảnh hoặc minh họa.
Khi sắp xếp các yếu tố của một tác phẩm, các nhà thiết kế có thể sử dụng khoảng trống xung quanh nội dung để thu hút sự chú ý đến các yếu tố cụ thể để nhấn mạnh chúng. Điều này cô lập các yếu tố chính và cho phép người xem điều hướng trực tiếp đến tiêu điểm. Hãy nghĩ về một yếu tố duy nhất trên một trang trống, hoặc gửi một thông điệp trực quan hoàn toàn riêng biệt.
Không gian mở này cũng quan trọng đối với một tác phẩm như chủ đề; nó mang lại cho một không gian để dùng lại và điều hướng trong suốt thiết kế. Khoảng không không chỉ giúp phân tách các thực thể khác nhau, mà nó còn giúp thiết lập hệ thống phân cấp và tổ chức.
8. Định dạng typeface trong thiết kế đồ hoạ
Thay đổi dáng chữ và sự tương phản về kiểu dáng hay còn gọi là sự tương phản về các định dạng (style) của một kiểu chữ: in đậm, in nghiêng…
Weight (độ nặng, độ đậm) của font là một trong những cơ sở tạo nên sự khác nhau giữa các font. Tiêu đề trên một tấm áp phích khổ lớn cần font đậm để có thể nổi bật tín hiệu nhận biết cũng như cố định mảng chữ. Trong khi đó, văn bản thích hợp các loại font nhẹ và mảnh hơn.
Font nghiêng tiếp cận nhiều hơn với kiểu chữ viết tay thông thường, do hướng nghiêng của chữ tương tự như hướng cổ tay khi viết và mắt đọc, cũng chính vì thế, font nghiêng giúp tăng tốc độ đọc văn bản.
9. Kết hợp các typeface trong thiết kế đồ hoạ
Dùng các kiểu chữ (typeface) khác nhau cũng là một cách phân cấp khá đơn giản. Tuy nhiên, để hiệu quả bạn nên chọn 2 typeface tương phản cao về hình dạng.
Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện thiết kế với một font mang tính chất mạnh mẽ, đồ sộ thì hãy kết hợp nó với một font nhỏ gọn, thanh lịch. Điều này sẽ cho bạn khả năng tạo ra một thiết kế cân bằng, dễ chịu.
Những chữ với các nét bo tròn và uốn cong trông ổn hơn khi kết hợp với những chữ có các đường nét mảnh mai, thanh lịch.
Phân cấp thị giác bằng cách kết hợp các typeface trong thiết kế đồ hoạ
Và lưu ý rằng, các chuyên gia đề xuất rằng chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa từ 2-3 font chữ trong một bố cục. Điều này sẽ luôn luôn đảm bảo cho bạn về tính rõ ràng và dễ đọc của văn bản.
Việc nắm rõ và vận dụng nhuần nhuyễn, kết hợp linh hoạt các nguyên tắc phân cấp thị giác trong thiết kế đồ hoạ sẽ luôn là cánh tay phải đắc lực giúp các designer tạo ra những sản phẩm thiết kế
Lời kết
Phân cấp thị giác trong thiết kế đồ hoạ là một số chiến lược hiệu quả nhất để nhấn mạnh các yếu tố của thiết kế và làm rõ một thông điệp trực quan. Designer cần sự khéo léo và những lần thử nghiệm để đưa ra được lựa chọn và sự kết hợp các cách phân cấp thị giác phù hợp đối với thiết kế của mình. Bởi nếu áp dụng sai sẽ rất dễ gây tác dụng ngược, giống như khi mọi thứ cùng nổi bật, thì sẽ không có gì nổi bật cả.
ColorMe luôn là ngôi nhà chào đón và kết nối niềm cảm hứng, đam mê của các designer trẻ trên toàn quốc. Bạn có thể tìm thấy sự khởi đầu về hành trình học thiết kế của mình hoặc phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME tại ĐÂY
Theo dõi Blog và Fanpage của colorME để cập nhật các thông tin hữu ích, những xu hướng thiết kế mới nhất và các tips hay ho về thiết kế trong thời gian tới bạn nhé!