8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế cần phải biết
Bố cục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thiết kế thành công, nó giúp thu hút ánh nhìn. Thông qua đó tạo điểm nhấn và khác biệt cho sản phẩm thiết kế của bạn. 8 cách sắp xếp bố cục dưới đây đều được các designer chuyên nghiệp ứng dụng linh hoạt và kết hợp cùng nhau để tạo nên những thiết kế ấn tượng. Cùng colorME tìm hiểu ngay thôi nào!
- Full Lộ Trình Tự Học Thiết Kế Đồ Hoạ Cho Người Mới Bắt Đầu
- Tạo InfoGraphic đẹp và đơn giản với 5 lưu ý này
- Backdrop là gì? Thiết kế backdrop cần chú ý điều gì?
- 5 cách để thiết kế Poster tốt hơn!
- Cách gộp layer trong Photoshop chỉ trong 1 nốt nhạc
- User Experience (UX) và Customer Experience (CX), khác nhau thế nào?
I. Bố cục trong thiết kế là gì?
Bố cục trong thiết kế là việc sử dụng hình ảnh, văn bản một cách có tổ chức. Việc căn lề, sắp xếp nội dung, và khoảng cách giữa các phần trong bản thiết cũng được sử dụng một cách có chủ đích
Sự tổng hoà giữa bố cục và màu sắc trong thiết kế cũng được coi là bố cục. Bởi lẽ việc phối màu sắc sẽ quyết định đến bố cục chung trong layout thiết kế của bạn. Tất cả các yếu tố riêng biệt khi kết hợp với nhau trong thiết kế sẽ tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ.
Trong bài viết này, colorME sẽ giới thiệu 8 cách sắp xếp bố cục hiệu quả nhất trong thiết kế để giúp các bạn tạo ra những thiết kế đẹp mắt và mang tính ứng dụng cao.
II. 8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế
1. Bố cục chuyển động
Bố cục chuyển động là loại bố cục đối xứng đặc biệt. Khi bạn muốn tạo ra sức hút, bối cảnh có chiều sâu, hoặc diễn tả không gian tốc độ. Lúc này bạn cần sử dụng bố cục chuyển động.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục chuyển động
Là bố cục tạo cho người xem cảm giác sự vật đang trong trạng thái chuyển động hoặc có độ nông sâu nhất định. Có thể tạo ra bố cục chuyển động bằng cách sắp xếp to nhỏ, sử dụng đường chéo…
2. Bố cục nhịp điệu
Bố cục nhịp điệu thể hiện sự trùng lặp thông qua các yếu tố lặp đi lặp lại hoặc sự uốn lượn của màu sắc, hình khối một cách liên tục. Chúng mang lại cảm giác chủ thể không đứng yên mà luôn luôn vận động nhịp nhàng.
Chỉ cần sử dụng hình ảnh và các chi tiết đồ họa lặp đi lặp lại, bạn có thể thu hút và tập trung lại sự chú ý của người xem.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục nhịp điệu
Sự lặp lại của hình ảnh tác động mạnh mẽ đến trạng thái tinh thần và cảm xúc, trí nhớ và suy nghĩ của người xem. Nó để lại ấn tượng khó quên và sự gợi nhớ đặc biệt trong người xem.
3. Bố cục nhấn mạnh
Bố cục nhấn mạnh hay còn gọi là bố cục tạo điểm nhấn. Khi bạn cần tập trung sự chú ý của người đối diện từ cái nhìn đầu tiên vào 1 điểm, bạn cần sử dụng loại bố cục này. Thông thường người ta tạo ra điểm nhấn bằng cách tạo ra sự khác biệt về hình ảnh, và màu sắc.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục nhịp điệu
Giữa những đối tượng bình thường; bạn tạo ra một đối tượng khác về màu sắc, kích cỡ. Việc đó dẫn đến việc khiến người xem chú ý vào đối tượng được nhấn mạnh.
4. Bố cục đồng nhất
Bố cục đồng nhất là dùng chung một thuộc tính như sử dụng những đối tượng giống nhau về đường nét, màu sắc tương đồng để tạo ra một sự đồng nhất. Nó mang tính trật tự, có sự nhất quán về hình dáng, sự hài hòa về màu sắc và họa tiết.
Một thiết kế sử dụng bố cục đồng nhất thường sẽ chỉ sử dụng những hình dáng cơ bản được lặp lại nhiều lần.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục đồng nhất
Sử dụng bố cục đồng nhất thường được áp dụng cho các bộ nhận diện thương hiệu. Người xem dễ dàng nhận ra tính nhất quán trong sản phẩm thiết kế về cả hình ảnh và màu sắc.
5. Bố cục dòng chảy thị giác
Là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc… tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác một cách có chủ đích.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục dòng chảy thị giác
Bố cục dòng chảy thị giác không chỉ là những dịch chuyển thị giác trong một tác phẩm mà còn cả những cách thể hiện khiến đối tượng có cảm giác đang dịch chuyển.
Sự dịch chuyển thị giác dựa trên thói quen, đặc tính của người xem, cùng với sự sắp xếp một cách có chủ đích của nhà thiết kế/ họa sĩ tạo nên một “dòng chảy thị giác” xuyên suốt tác phẩm.
6. Bố cục cân bằng đối xứng
Thay vì việc tạo ra sự tương phản hoặc nhấn mạnh, người ta tạo ra sự cân bằng cho các phần trong sản phẩm thiết kế. Bố cục cân bằng đối xứng tạo ra cảm giác ổn định, an toàn cho người xem, tạo ra các điểm nhấn nằm ở chính tâm của sản phẩm thiết kế.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục cân bằng đối xứng
Bố cục cân bằng đối xứng được tạo ra bằng cách lặp lại các phần của hình ảnh trên một trục, dọc theo một đường dẫn hoặc xung quanh một trung tâm.
7. Bố cục cân bằng bất đối xứng
Bố cục cân bằng bất đối xứng là sự sắp xếp các yếu tố có trọng lượng không đều nhau giữa 2 phần của trang thiết kế. Trong đó, màu sắc, giá trị, kích thước, hình dạng, kết cấu có thể sử dụng như các yếu tố để cân bằng.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục cân bằng bất đối xứng
Cân bằng bất đối xứng năng động và thú vị, nó gợi lên cảm giác về chủ nghĩa hiện đại, phong trào, năng lượng và sức sống. Cân bằng bất đối xứng mang lại sự đa dạng hơn về hình ảnh.
8. Bố cục tương phản
Là bố cục sử dụng màu sắc và hình ảnh đối lập nhau trong cùng một bố cục thiết kế. Sự tương phản được tạo ra từ sự đối lập trong các yếu tố như màu sắc, kiểu chữ, kích thước chữ…Sự tương phản sẽ hút mắt người xem vào bên trong tác phẩm và dẫn dắt mắt nhìn xung quanh tác phẩm.
8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế - Bố cục tương phản
Bố cục tương phản là bố cục thường xuyên được sử dụng khi muốn thể hiện tương quan, trạng thái trước sau, các mặt đối lập hoặc hồi tưởng. Kiểu bố cục dạng tương phản thường xuất hiện trong các bộ phim, thiết kế chiến tranh, sự vô định….
Lời kết,
Trên đây là 8 cách sắp xếp bố cục trong thiết kế hiệu quả mà các designer thường sử dụng trong các ấn phẩm của mình. Các bạn có thể tham khảo thêm 5 cách phân cấp thị giác trong thiết kế hoặc 5 quy tắc trong thiết kế layout của colorME để có thêm thật nhiều ý tưởng thiết kế cho các ấn phẩm sắp tới của mình nhé!
Đừng quên colorMe luôn là ngôi nhà chào đón và kết nối niềm cảm hứng, đam mê của các designer trẻ trên toàn quốc. Bạn có thể tìm thấy sự khởi đầu về hành trình học thiết kế của mình hoặc phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME tại ĐÂY
Theo dõi Blog và Fanpage của colorME để cập nhật các thông tin hữu ích, những xu hướng thiết kế mới nhất và các tip hay ho về công cụ trong thời gian tới bạn nhé!