Doodle theo cách của bạn · >
- Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
- Ngành Thiết Kế Chuyển Động (Motion Design) là gì? Xu thế của ngành này trong năm 2024
- Người mới cần biết · 101 cách học thiết kế cho người mới bắt đầu
- 5 tips để chụp ảnh đẹp bằng điện thoại trong hè này
- Figma là gì? Full lộ trình học Figma cơ bản cho người mới bắt đầu
- Quy trình thiết kế Logo
Doodle là môn nghệ thuật đơn giản, chúng ta có thể hiểu một cách trực quan nhất là vẽ nghịch hay vẽ trong lúc rảnh. Chắc hẳn nhiều người đã từng biết đến hay ít nhất một lần thử “doodle”, không ít lần chúng ta lơ đãng vẽ lên sách vở trong giờ học hay ngồi buồn tay lại tranh thủ cầm cây bút đưa vài nét vu vơ. Mặc dù, nghe chừng như là một công việc vô bổ nhưng thực chất, doodle còn có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là với những người tham gia vào ngành công nghiệp sáng tạo. Vậy tại sao chúng ta không thử tìm hiểu kỹ hơn về doodle nhỉ :”>
Trước hết hãy kể đến các tác dụng của doodle nhé ^^
Tác dụng đầu tiên của việc “vẽ nghuệch ngoạc” này là giúp chúng ta thư giãn hơn. Những khi bạn chịu nhiều áp lực, việc giải phóng tâm trí qua các nét vẽ không mục đích sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Đôi lúc, doodle không hề làm bạn mất tập trung mà khiến bộ não bạn hoạt động trơn tru hơn do bạn không bị bó hẹp trong một những luồng suy nghĩ tiêu cực.
Nguồn: Pinterest
Tiếp theo, đừng vội ngạc nhiên khi nghe đến việc vẽ nghịch lại có thể giúp chúng ta có 1 trí nhớ tốt hơn. Bộ não thường nhận diện và lưu trữ hình ảnh tốt hơn nhiều so với những ký tự chữ. Vậy nên đôi khi bạn có thể vẽ những hình minh họa nhỏ lên sách vở cũng là một cách rất hiệu quả để nhớ bài học hay công việc của chúng ta đó.
Bức doodle của J.K. Rowling - Nguồn: J.K.Rowling - Official Site
Cuối cùng không thể không kể đến tác dụng giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn. Về bản chất, hoạt động vẽ thực ra đã là một hoạt động sáng tạo vì vậy vẽ nghịch cũng không nằm ngoài tác dụng đó. Doodle giúp chúng ta có thể giải quyết vấn đề đang bế tắc bằng những cách sáng tạo và không ngờ tới nhất. Ví dụ J.K. Rowling cũng phác ra rất nhiều hình vẽ và ghi chú khi xây dựng nhân vật và tác phẩm Harry Potter nổi tiếng của mình đó.
Vậy chúng ta hãy cùng cầm bút lên và thử doodle ngay thôi nào :”>
Vậy vẽ gì đây nhỉ? Hình tròn, hình vuông, xoắn ốc, sự vật xung quanh,… bất kỳ điều gì hiện ra trong đầu bạn. Bạn không nhất thiết phải sáng tạo những thứ mới mẻ, độc đáo, cũng đừng ngại vẽ sai vẽ không đẹp vì chỉ là thư giãn nên chẳng ai đánh giá bạn vẽ phải đẹp, phải có ý nghĩa, thì tại sao chúng ta không thử một lần đưa bút theo những suy nghĩ bất chợt của mình nhỉ? Sau này, khi đã thành thói quen, bạn còn có thể tạo ra những tác phẩm cực kỳ hay ho nữa đó.
Đôi lúc thử tạm ngừng công việc của mình trên máy tính, buông chuột và cầm bút để ghi chép hay phác thảo những ý tưởng của chính mình, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mới lạ và sảng khoái trong công việc hơn rất nhiều.
Hung Kings Commemoration Day - Nguồn: Google doodles
Cuối cùng, tôi xin kết thúc bài bằng một sự thật thú vị nho nhỏ, đó là tại Google, doodle không còn chỉ là “vẽ nghịch ngợm” trong lúc rảnh nữa mà nó đã được coi là một vị trí chuyên ngiệp. Và những người doodle được gọi là doodler. Nếu đã từng sử dụng trình duyệt web nổi tiếng này, bạn chắc chắn đã xem qua các tác phẩm của các “chuyển gia vẽ nghịch” này rồi đó.