Found footage là gì? Những điều căn bản về thể loại phim found footage
Found footage không phải một thể loại phim mới nhưng còn khá lạ lẫm bởi hiếm khi được sử dụng trong nền công nghiệp phim ảnh. Trong những năm gần đây found footage được sử dụng nhiều hơn và ngày càng phát triển. Hãy cùng colorME tìm hiểu found footage là gì và top 5 bộ phim đang xem nhất thuộc thể loại này nha.
- Motion graphis trends for 2018 · xu hướng đồ họa chuyển động năm 2018
- 10 Tips về typography trong thiết kế web (Phần 1)
- Các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
- WORKSHOP MÙA HÈ CHỦ ĐỀ COLLAGE ART - KHÔNG CHỈ LÀ NGHỆ THUẬT CẮT DÁN
- Công cụ đổi font chữ Facebook - Cách viết chữ in đậm, in nghiêng trên Facebook
- 03 Phần mềm vẽ truyện tranh trên máy tính phổ biến nhất
1. Found footage là gì?
Found footage là một thể loại phim giả tư liệu được sử dụng nhiều trong mảng phim kinh dị. Đặc trưng của thể loại là hầu hết các cảnh quay đều được ghi hình bằng nhiều thiết bị khác nhau như máy quay cầm tay hay máy quay an ninh từ các nhân vật chính hoặc trình chiếu dưới dạng các đoạn phim được tìm thấy. Việc ghi hình có thể được thực hiện bởi chính diễn viên trong quá trình đọc lời thoại, cộng với việc sử dụng hiệu ứng rung máy quay và diễn xuất một cách tự nhiên.
Nội dung các bộ phim thuộc thể loại giả tài liệu này thường có nhiều điểm tương đồng về nội dung và xu hướng phát triển các tình tiết trong phim. Tuy nhiên, bộ phim này có thể trở nên tối nghĩa, nhạt nhẽo và thảm hoạ nếu không biết xử lý tốt kỹ thuật này.
Những bộ phim found footage thường theo 2 thiên hương chính. Một là, thiên hướng bạo lực, đen tối, gây kích thích mạnh, liên tục do sự chân thật về thị giác và thính giác. Hai là, bộ phim về tâm linh, với mạch phim nhẹ nhàng nhưng vẫn ám ảnh. Tuy nhiên, thể loại phim nay cũng có nhiều hạn chế như không phô diễn được toàn bộ nội dung, có nhiều tình tiết phi logic, cách quay phim chân thực nhưng dễ gây chóng mặt, đau đầu cho khán giả.
Phim found footage đã trở thành một thể loại phổ biến và xuất hiện nhiều trên Youtube trong 2 năm gần đây. Tuy giống các bộ phim found footage truyền thống ở khâu kỹ thuật, nhưng những bộ phim trên Internet thường là những cảnh phim được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau tạo thành phim mới. Những người làm phim found footage trên Youtube thường lấy hình ảnh từ những sản phẩm nổi tiếng của Hollywood, chương trình truyền hình.
Những kỹ thuật found footage phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay với các bộ phim trên Internet là Mashup, Re-Cut và Machinema. Mashup là tổng hợp từ nhiều phim khác nhau, thường được sử dụng ở hình thức một trailer phim. Re-Cut được lấy từ một bộ phim và biến hoá nó thành phim của mình bằng nhiều cách khác nhau. Machinema là một thể loại được ưa chuộng hiên nay, sử dụng hình ảnh lấy từ các video game , sau đó lồng tiếng tạo thành phim.
2. Top 5 bộ phim Found Footage đáng xem nhất
Ở những thập niên trước, thể loại found footage hiếm khi được sử dụng và mới thực sự phổ biến sau khi phát hành các bộ phim như The Blair Witch Project, Paranormal Activity, REC, Quarantine,...
The Blair Witch Project
The Blair Witch Project là tác phẩm chính thống đầu tiên của thể loại found footage, được phát triển từ tinh thần của một trong những cuốn phim đẫm máu nhất của nước Ý - Cannibal Holocaust. Ở thời điểm phát hành, The Blair Witch Project trở thành hiện tượng gây tranh cãi về tính chân thực quá mức của các thước phim và nội dung xoay quanh nhóm sinh viên điện ảnh Mỹ đi làm phim tài liệu về một hồn ma phù thuỷ trong khu rừng.
REC (2007)
REC là một bộ phim kinh dị thuộc thể loại found footage được đánh giá cao tại Tây Ban Nha. Phim mang đến cho người xem những góc quay đẫm về câu chuyện 2 phóng viên theo chân lính cứu hoả để làm phóng sự nhưng lại bị kẹt tại chung cư chứa các cư dân mắc bệnh dại và khát máu. Bộ phim được quay dưới dạng một người cầm máy và ghi lại toàn bộ sự việc. Sự rung lắc, tầm nhìn hạn chế và khung cảnh tối tăm chật hẹp làm cho những thước phim trở nên cực kỳ sống động.
Paranormal Activity (2007)
Thể loại phim found footage luôn để lại nhiều ám ảnh bởi tính chân thật của nó và Paranomal Activity đã kiểm chứng cho điều đó. Với kinh phí chỉ vỏn vẹn $15.000, phim đã mang về doanh thu gần $200 triệu. Bộ phim đơn thuần ghi lại nhưng hiện tượng siêu nhiên xảy ra trong cuộc sống của một đôi vợ chồng trẻ với phong cách hù doạ khác lạ.
Quarantine (Khu vực cách ly)
Quarantine có kịch bản tương tự với REC. Một trong những điểm thu hút nhất với người xem chính là bộ phim được quay hoàn toàn bằng một chiếc handycam. Độ sợ hãi của phim còn được tăng lên đáng kể nhờ màu phim tối cùng với những hiệu ứng chân thật.
Cloverfield
Năm 2008, Cloverfield - bộ phim quái vật được thực hiện theo phong các found footage (giả tài liệu) của hãng Bad Robots gây ra vô số tò mò cho khán giả. Toàn bộ bộ phim được quay bằng máy quay cầm tay, do nhân vật trong phim quay lại. Cloverfield tràn ngập kỹ xảo nhưng không phô trương, tạo cảm giác mọi thứ diễn ra trên màn hình đều là sự thật. Phong cách quay cầm tay tạo hiệu ứng rung, mờ nhòe, tối tăm, đôi khi tạo ra những khung hình khá bất thường như cắt ngang mặt nhân vật, nằm chéo, lăn lông lốc, nhưng vẫn cho khán giả đủ thông tin để biết chuyện gì đang diễn ra.
Tạm kết
Hi vọng sau bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về found footage và cách làm phim thể loại này với top 10 bộ phim mà colorME gợi ý cho bạn. Nếu bạn có hứng thú về biên tập và sản xuất video để hỗ trợ quá trình làm phim found footage, tham khảo ngay KHOÁ PREMIERE CƠ BẢN tại colorME nhé.