High Key và Low Key trong nhiếp ảnh
- Quy trình thiết kế đồ họa
- Top 3 khóa học thiết kế đồ hoạ uy tín nhất năm 2024
- Editorial Design là gì và tầm quan trọng của Editorial Design trong ngành xuất bản trực tuyến?
- Các chương trình học thiết kế đồ họa chuyên sâu HOT NHẤT tại Hà Nội
- Câu chuyện đằng sau những bìa đĩa kinh điển
- 3 thử thách nhiếp ảnh dành cho người mới bắt đầu
Nhiếp ảnh High Key và Low Key sử dụng ánh sáng và độ tương phản cao (hoặc thấp) để tạo nên một tâm trạng cụ thể cho bức ảnh.
Nhiều năm về trước, chụp ảnh dư sáng High Key xuất hiện như một giải pháp cho màn hình không thể hiển thị chính xác tỷ lệ tương phản cao. Còn ngày nay, chụp những bức ảnh High Key và Low Key đều là những sự lựa chọn phong cách trong nhiếp ảnh: đều sử dụng sự tương phản sâu sắc, nhưng theo cách rất khác nhau.
Với nhiếp ảnh dư sáng High Key, nhiều nguồn sáng mạnh mẽ của ánh sáng được sắp đặt để loại bỏ bóng đổ mạnh của hình ảnh, cho họ một cảm giác rất nhẹ nhàng và lạc quan. Các thành phần của hình ảnh với màu sắc phong phú trở nên nổi bật hơn và các khu vực với màu sắc nhẹ sẽ phai màu hơn, biến thành gần như trắng. High Key là một lựa chọn tuyệt vời cho cả nhiếp ảnh có màu và nhiếp ảnh đen trắng.
(credit: Erica Cole Photography)
(credit: Pinterest)
Với nhiếp ảnh thiếu sáng Low Key, ánh sáng được giảm đi để tạo ra hình ảnh đặc trưng với sự tương phản nổi bật, tông màu tối và bóng đổ. Thông thường, chỉ một nguồn duy nhất của ánh sáng được sử dụng để đạt được thành phần này. Kết quả là các hình ảnh Low Key thường đem lại hiệu quả khá tối và kịch tính cho người chụp. Giống như High Key, Low Key đều mang lại hiệu quả khá tốt với cả màu sắc và đen trắng.
(credit: Rim Lighting Photography)
(credit: Adnan Bubalo)
Những lưu ý khi chụp hình High key & Low Key:
Với High Key, chúng ta cần một hoặc nhiều nguồn sáng đủ mạnh cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng với tốc độ màn trập hợp lý. Đồng thời ta nên chuẩn bị một hậu cảnh tương đối sáng hay một bức tường trắng để phản chiếu ánh sáng có sẵn. Với Low Key thì ngược lại, một nguồn sáng chính đủ mạnh và hậu cảnh tối, ví dụ như phông nền đen sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Khi chụp ngoài trời, chụp ban ngày (tốt nhất là vào ngày có mây để khuếch tán rộng ánh sáng) và tăng sáng sẽ dễ dàng hơn để tạo nên một bức ảnh High Key. Và ngược lại, buổi tối với một hậu cảnh tối và đơn sắc cùng một nguồn sáng bất kì (ví dụ: đèn đường, đèn trong cửa hàng,...) sẽ khiến chủ thể trong bức ảnh Low Key trở nên nổi bật hơn rất nhiều.
(credit: Adam Brook)
(credit: Pinterest)
Khi muốn chụp ảnh trong nhà, cửa sổ là nơi mà người chụp đều có thể tiến hành chụp High Key hoặc Low Key mà chỉ cần chú ý đến việc lựa chọn hậu cảnh cho bức ảnh. Hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ sắp đặt đèn và chụp trong trong studio để mang lại kết quả tốt nhất cho bộ ảnh chụp High Key và Low Key.
(credit: Jonas Tana)
Bài viết được dịch và tổng hợp từ: Corel Discovery Center và Vua Nhiếp ảnh