Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh (Phần 1): Hướng dẫn chụp hiệu ứng mờ ảo cực dễ dàng
Đã bao giờ bạn ngắm nhìn bức ảnh chụp những khu đô thị với ánh đèn đường mờ ảo, những góc phố được trang trí đèn giáng sinh lung linh và cũng muốn bắt trọn khoảnh khắc như thế? Vậy thì hãy tìm hiểu về kỹ thuật chụp ảnh Bokeh trong bài viết này nhé !
- Vì sao tân sinh viên nên sở hữu chứng chỉ Photoshop từ sớm
- Những palette màu Giáng sinh dành cho designer
- Adobe xd là gì? lộ trình học Adobe xd cơ bản như thế nào?
- Cách ứng dụng Typography (Phần 2): Ứng dụng trong thiết kế Website
- Cách làm Video bằng PowerPoint? Bí quyết tạo Video bằng PowerPoint từ A đến Z
- 10 nguồn miễn phí tạo các mẫu powerpoint chuyên nghiệp
Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh là gì ?
Bokeh ( bô–ka hoặc bô–kê ) là chất lượng các vùng sáng của đối tượng nằm ngoài vùng lấy nét tạo thành hiệu ứng mờ ảo cho phông nền. Kỹ thuật chụp bokeh được tạo ra chủ yếu bởi cách bạn điều chỉnh ống kính máy ảnh hoặc một vài thủ thuật bằng photoshop.
Kỹ thuật chụp Bokeh được thực hiện bằng cách kiểm soát độ sâu trường ảnh, giúp người xem tập trung vào vật thể chính, nhưng vẫn tạo ra bức hình huyền ảo nhờ background là những vệt sáng vói cường độ thấp, nhẹ như đèn đường nhìn từ xa, đèn trang trí cây thông, giọt nước rơi trên kính…
Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh Bokeh
Thông thường, tất cả các ống kính hiện nay đều có khả năng tạo hiệu ứng bokeh, nhưng lí tưởng nhất để chụp kỹ thuật này nên sử dụng ống kính telephoto ( các ống kính chụp chân dung ).
Trước hết, bạn cần biết một số thông số và thuật ngữ sau để điều chỉnh ống kính của mình:
- Độ sâu trường ảnh
+ là tất cả những đối tượng rõ nét và những đối tượng ngoài vùng lấy nét trong ảnh. Nếu bức ảnh bạn chụp lấy nét rất nhỏ, đó gọi là độ sâu trường ảnh nông, ngược lại vùng lấy nét ảnh lớn được gọi là độ sâu trường ảnh rộng.
+ Độ sâu trường ảnh được tác động bởi ba yếu tố: Khẩu độ ống kính, tiêu cự ống kính và khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thế.
- Khẩu độ
+ là độ mở để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào trong ống kính. Mỗi ống kính đã có những khẩu độ nhất định khác nhau để bạn thiết lập thông số, gọi là f-stop. Các khẩu độ có dải từ f/1.4, f/2, f/4. f/5.6, f/8, f/11, f/16 đến f/22. Bạn nên nhớ khẩu độ càng lớn (số f nhỏ) thì độ sâu trường ảnh càng nông, và ngược lại, khẩu độ càng nhỏ ( số f lớn ) thì độ sâu trường ảnh càng rộng. Vì vậy, nếu bạn muốn chụp ảnh bokeh, hãy chọn khẩu độ ở số f/1.4, f/2 hoặc nhiều nhất là f/5.6.
- Tiêu cự ống kính ( đơn vị mm) :
+ là khoảng cách từ tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh, chỉ mức độ phóng đại mà ống kính có thể đạt được. Giới hạn của tiêu cự ống kính được thể hiện trên thân máy. Ví dụ thân máy ghi là 55 – 200, nghĩa là tiêu cự ống kính của bạn từ 55mm đến 200mm. Nếu ống kính được phóng to đến 70mm trở lên sẽ cho độ sâu trường ảnh nông
- Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể
+ bạn càng đứng gần với chủ thể của mình thì độ sâu trường ảnh sẽ càng nông.
Như vậy là bạn đã nắm được ý nghĩa của các thông số, dưới đây là 6 bước giúp bạn có được bức ảnh bokeh kì ảo:
Bước 1: Tìm một hậu cảnh nhiều màu sắc hoặc có đèn chiếu sáng như đèn cây thông noel, pháo hoa…
Bước 2: Thiết lập máy ảnh ở chế độ Aperture Priority ( ưu tiên khẩu độ ), sau đó đặt khẩu độ ở con số thấp nhất có thể ( hầu hết các loại ống kính zoom thường là f/3.5, ống kính zoom chuyên nghiệp là f/1.2 – f/1.8 )
Bước 3: Điều chỉnh ống kính với chiều dài tiêu cự 55mm trở lên.
Bước 4: Chọn vị trí chụp trong khoảnng 1 – 2 m, càng gần vật thể càng tốt.
Bước 5: Chọn chế độ Manual Focus – lấy nét bằng tay.
Bước 6: Bấm chụp ngay !
2 tips chụp ảnh bokeh sáng tạo
1. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được hình dạng các vệt sáng cho bức ảnh bokeh bằng cách cắt một mảng giấy vừa bằng kích cỡ ống lens của bạn, sau đó vẽ trên đó một hình nhỏ như hình lục giác, trái tim, … chính giữa mảng giấy. Cuối cùng dùng băng dính dán hờ lên mặt ống kính. Kết quả là bạn sẽ chụp được những bức ảnh với bokeh vệt sáng siêu lung linh như ý thích.
2. Bạn cũng có thể tự tạo bokeh bằng cách kiếm một tấm kính/nilon trong khổ A4, là ướt và để tấm kính đọng lại cách vệt nước tròn. Sau đó thì bạn có thể hãy tắt đèn và rọi đèn pin lên tấm kính và chụp vật thể qua đó.
Lời kết
Vậy là bạn đã biết thực hành kỹ thuật bokeh cơ bản, phần 2 kỹ thuật chụp ảnh bokeh sẽ đưa ra những tips và kinh nghiệm cực hữu ích không thể bỏ lỡ để hoàn thiện bức ảnh cuối cùng của bạn. Nếu bạn muốn biết thêm những kỹ thuật chụp ảnh hay ho và những kiến thức cơ bản, ứng dụng cao , hãy đăng kí khoá học nhiếp ảnh của colorME nhé.