Pantone là gì? Màu Pantone là gì? Sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone
Được biết đến nhiều nhất bởi “Color of the Year”, Pantone luôn biết cách làm dậy sóng giới nghệ thuật và thiết kế mỗi dịp cuối năm. Nhưng liệu có phải Pantone chỉ có duy nhất một việc là dự đoán màu cho năm sau như cách nhiều người thường thấy? Hay đằng sau đó, tổ chức này còn nhiều dự án và sản phẩm khác nữa? Pantone là gì? Màu Pantone là gì? Sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone là gì? Vì sao màu Pantone là có độ uy tín cao như vậy? Hãy cùng colorME tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Phong cách vintage trong nhiếp ảnh
- Hướng dẫn cài đặt preset màu cho Premiere đơn giản
- Các phần mềm hữu ích nhất trong Digital Painting (P2)
- Tips ứng tuyển câu lạc bộ đại học dành cho tân sinh viên
- Futuristic Font là gì? Top 10 Font Futuristic Cực kỳ ấn tượng
- 10 Logo Line Art đầy cảm hứng cho thiết kế của bạn
1. Pantone là gì?
Pantone là gì? Đó có lẽ là câu hỏi mà được nhiều người thắc mắc nhất mỗi khi cái tên này xuất hiện vào dịp cuối năm với “làn sóng” mang tên “Màu sắc của năm”. Để có câu trả lời cho câu hỏi Pantone là gì? thì chúng ta sẽ cần quay ngược lại thời gian vào những năm 1950 tại New York, khi Pantone chào đời với tư cách công ty in ấn thương mại mang tên M&J Levine Advertising. Chỉ đến khi được mua lại vào năm 2016 bởi Lawrence Herbert - một người vốn ban đầu được công ty in ấn kể trên thuê về làm nhân viên - cái tên Pantone mới chính thức xuất hiện.
Để có thể biết được nguồn gốc của “làn sóng” mang tên “Màu sắc của năm”, ta cần phải biết được Pantone là gì
Nhắc đến Pantone vào thời điểm đó, ta chắc chắn phải kể tới sản phẩm cốt lõi mang tên Pantone Guides. Hiểu đơn giản thì đây là những miếng giấy bìa nhỏ với kích thước rơi vào khoảng 6×2 inches hoặc 15×5 cm. Ở trên mỗi trang bìa là một loạt dãy các ô màu mẫu có điểm giống nhau và ghép thành hình một cái quạt cầm tay.
Pantone Guides là một sản phẩm nổi tiếng của Pantone dưới dạng những miếng bìa nhỏ cùng đa dạng các màu sắc nằm trên đó
Nhưng nếu để trả lời cho câu hỏi Pantone là gì? mà chỉ dừng lại ở Pantone Guides thì sẽ là một sự thiếu sót không hề nhỏ bởi công ty này còn được biết tới với “Hệ thống khớp màu Pantone” hay còn được gọi trong tiếng Anh là Pantone Matching System (viết tắt là PMS). Sản phẩm làm nên tên tuổi của Pantone này hiểu đơn giản là một không gian màu có đăng ký bản quyền được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, phần lớn là in ấn và các ngành sản xuất sơn màu, nhựa và dệt may.
Mục đích của PMS là hỗ trợ các designer “đối chiếu màu sao cho chuẩn” với những màu nhất định khi bản thiết kế được đưa vào công đoạn sản xuất. Với PMS, designer có thể bảo đảm rằng màu khi in ra sẽ giống và sát nhất với màu trên bản thiết kế mà không bị tác động bởi bất kỳ loại máy sản xuất màu nào.
Pantone Matching System (PMS) chính là một trong những dự án tạo nên tiếng vang của Pantone và màu Pantone
Được biết, hiện tại Pantone đã thuộc về X-Rite Inc. - một nhà cung cấp phần mềm và thiết bị thẩm định màu sắc - sau thương vụ trị giá 180 triệu USD vào tháng 10 năm 2007. Hàng năm, Pantone cùng những đơn vị ủy quyền của mình đã và đang cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tới hàng trăm quốc gia, trong đó có những “mặt hàng” tiêu biểu như:
Graphic: Dòng sản phẩm cho ngành in ấn, thiết kế bao bì, thiết kế đồ họa.
Fashion and Home: Dòng sản phẩm dành cho ngành thời trang, dệt nhuộm vải, da.
Industry: Là dòng sản phẩm cho kim loại và nhựa.
Bên cạnh việc mang đến dịch vụ tiêu chuẩn về màu sắc, công ty này còn thành lập PANTONE COLOR INSTITUTE® (Viện màu sắc Pantone). Được biết đến với chức năng cơ quan nghiên cứu ứng dụng và trung tâm thông tin về màu sắc, PANTONE COLOR INSTITUTE® là chính là “cha đẻ” của các dự báo và cung cấp các chuẩn màu cho giới thiết kế chuyên nghiệp.
Cụ thể hơn, Viện màu sắc Pantone được biết đến với những dự án:
PANTONE Fashion Color Report (Báo cáo màu Pantone cho thời trang)
PANTONE VIEW home + interiors (Góc nhìn của Pantone dành cho bày trí và nội thất)
Color of the Year (Màu của năm - hiện tượng luôn “làm mưa làm gió” mỗi dịp cuối năm)
PANTONE COLOR INSTITUTE® (Viện màu sắc Pantone) chính là “chiếc nôi” của những Very Peri hay Viva Magenta
2. Màu Pantone là gì?
Màu Pantone là gì? Sau khi đã có được những thông tin cơ bản nhất để trả lời cho câu hỏi Pantone là gì? thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về chủ đề hot nhất vào mỗi dịp cuối năm: Màu Pantone là gì?
Với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công nghệ trong quá trình khám phá và sáng tạo màu sắc không ngừng nghỉ suốt hơn 50 năm qua, Pantone có một sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều designer trên toàn cầu từ lĩnh vực thời trang, nội thất cho đến đồ họa, thiết kế công nghiệp. Cùng với sự thành công được đón nhận rộng rãi từ PMS đã được nêu ở trên, hệ thống tiêu chuẩn màu The PANTONE® được giới nghệ thuật ngầm hiểu như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc, một “quy chuẩn được in trong sách giáo khoa” dành cho bất kỳ ngành nghề nào.
Hệ thống tiêu chuẩn màu The PANTONE® được coi là quy chuẩn trong ngành màu sắc
Để có thể biết được Màu Pantone là gì? thì ta sẽ cần quay lại một chút với khái niệm Pantone Colour Matching System (PMS). Hiểu đơn giản thì PMS là một hệ thống tái tạo màu sắc theo một quy chuẩn nhất định. Mục đích của việc có một sự chuẩn mực về màu sắc thông qua tên gọi bằng các mã số, ký tự là để hỗ trợ người dùng dù ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ ngành nghề nào, sử dụng với bất kỳ mục đích gì cũng đều có thể dễ dàng tra cứu và có được màu sắc đúng như hình dung.
Với việc được ưa chuộng bởi nhiều nghệ sĩ, designer, hay thậm chí là các nhà in, nhà sản xuất, không gian màu sắc độc quyền PMS đã xuất hiện ở đa dạng các lĩnh vực từ in ấn, nhuộm vải (chủ yếu trong thời trang) đến chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện.
Sau khi đã biết được những thông tin cơ bản nhất về PMS, ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Màu pantone là gì? Màu Pantone là những màu đã được nghiên cứu, phân tích, đánh giá, hệ thống hóa theo tiêu chuẩn qua các thông số kỹ thuật trong pha chế, và được đặt tên bởi mã số cụ thể trước khi đưa vào hệ thống PMS.
Quá trình tạo ra màu Pantone cần rất nhiều thời gian và nguồn lực
Một điều khá thú vị về màu Pantone đó là tên gọi của mỗi màu sẽ có 3 phần chính. Như đã nói ở trên, Màu Pantone là những màu được quy chuẩn hóa thông qua các mã số, ký tự cụ thể để đưa vào hệ thống PMS, vậy nên nhằm tạo ra sự đồng bộ, màu Pantone thường có 3 thành phần chính trong tên:
Đầu tiên là cụm từ “PANTONE” được viết hoa tất cả các ký tự và đặt ở đầu. Dĩ nhiên, đây là cách để Pantone “đánh dấu chủ quyền” cũng như tạo ra sự độc quyền cho những gì được coi là tinh túy và chuẩn mực nhất trong giới màu sắc.
Phần thứ hai trong tên của các màu Pantone chính là một dãy số. Mục đích của dãy số này đơn giản chỉ là biểu thị cho sắc độ mang mỗi màu mang theo. Tùy theo từng màu sắc mà độ dài của dãy số này sẽ có sự khác nhau.
Phần cuối cùng trong tên của các màu Pantone là một chữ cái. Thường thì đó sẽ là các chữ C, M, U, Q, hoặc T. Với mục đích thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in, những chữ cái này đã được sinh ra với ý nghĩa lần lượt là: C (Coated - giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated - giấy không tráng, như giấy Fort), M (Matte - mờ), Q (Opaque - ký hiệu cho màu sắc được in trên bề mặt nhựa đục), hay T (Transparent - ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong).
Màu Pantone được biết đến với cách đặt tên vô cùng quy củ và khoa học
Với số lượng lên tới hàng trăm, hàng nghìn màu, việc phân loại màu Pantone là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều cách để có thể phân loại màu Pantone, tuy nhiên, có 3 tiêu chính phổ biến sau đây để chúng ta có thể làm được điều đó:
Theo vật liệu tạo mẫu: Với cách phân loại này, ta có: Pantone TPX (màu được in trên chất liệu giấy, phục vụ ngành in ấn) và Pantone TCX (màu được dùng trên chất liệu vải cotton, phục vụ ngành nhuộm vải cho các thiết kế thời trang, nội thất).
Theo mục đích sử dụng: Với cách phân loại này, ta có: Pantone CMYK/Pantone Color Bridge (bộ chuẩn màu sắc để thiết kế trên các phần mềm đồ họa) và Pantone Formula Guide (bộ chuẩn màu sắc bao gồm các công thức pha mực dành cho xưởng sản xuất, in ấn)
Theo đặc tính của vật liệu thiết kế: Pantone Metallics (chuyên dùng cho các thiết kế kim loại) và Pantone Neon & Pastel (bảng màu dành cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, và phấn).
3. Sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone
Sau khi đã biết được Pantone là gì? cũng như Màu Pantone là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, chúng ta hãy cùng lướt qua một chút những thông tin cơ bản về từng hệ màu nhé. RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Hệ màu RGB bao gồm các màu sau:
R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)
Trong khi đó, hệ màu CMYK là cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Hệ màu CMYK bao gồm các màu sau:
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Bên cạnh 4 màu CMYK, hệ màu Pantone được coi như màu sắc cơ bản thứ 5 dành cho ngành in ấn và thiết kế bao bì giấy. Lý do là bởi màu Pantone được chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với màu thường (các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK - 4 màu cơ bản trong in ấn).
Có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa RGB, CMYK và Pantone dựa theo tính chất của từng hệ màu
Sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK đã từng được chúng mình phân tích sâu hơn trong bài viết này, bạn có thể tham khảo tại đây nhé. Về cơ bản thì các file sử dụng hệ màu RGB sẽ làm việc tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Vì thế hệ màu RGB thường được sử dụng cho các màu thể hiện trên màn hình máy tính cũng như các màu trong ngành thiết kế Web được chiếu qua các màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng. Ngược lại, CMYK lại là hệ màu ưa thích của máy in, một nhà thiết kế ảnh số có thể chỉnh sửa với ảnh hệ màu RGB nhưng ảnh khi in ra trên các máy in sử dụng mực CMYK sẽ thể hiện các màu khác so với màu bạn thấy trên màn hình. Bởi vậy, với các thiết kế digital trên web thì bạn cần chọn lựa màu RGB, còn in ấn thì sẽ chọn CMYK. Bạn cũng cần lưu ý chỉnh hệ màu ngay từ đầu để tránh màu sản phẩm và màu thiết kế không khớp nhau.
So sánh với Pantone, điểm khác biệt đầu tiên giữa CMYK và Pantone là mức độ chính xác. Trong khi điểm mạnh của Pantone là trở nên rất phù hợp để phối màu trong ngành kỹ thuật số và đồ họa (điều khiến cho việc sử dụng màu Pantone trong in ấn thường có giá thành rất cao) thì với CMYK, việc phối kết hợp những màu sắc lại đơn giản hơn so với Pantone. Điểm khác biệt thứ hai nằm ở việc hệ màu Pantone không thể kết phù hợp với hệ màu RGB được mà chỉ phù hợp với hệ màu CMYK mà thôi. Bên cạnh đó, theo nhiều nhận xét từ những người trong ngành, màu Pantone thường khoác lên mình chiếc áo của sự tươi tắn và nổi bật hơn so với hai hệ màu còn lại.
Tóm lại
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để trả lời cho câu hỏi Pantone là gì? Màu Pantone là gì? cũng như sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone. Có thể nói, Pantone có một sự ảnh hưởng rất lớn tới giới nghệ thuật nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng. Không chỉ dừng lại ở việc chọn màu của năm với dự án Color of the Year, Pantone còn có những đóng góp vô cùng to lớn, đồng thời tạo ra được sức ảnh hưởng không nhỏ tới những lĩnh vực xung quanh như in ấn, nhuộm vải, hay sơn màu. Chính vì vậy việc hiểu được Pantone là gì? Màu Pantone là gì? hay sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone là một điều vô cùng quan trọng.
Nếu bạn cũng có sự quan tâm tới chủ đề này, cũng như muốn có được những kiến thức sâu hơn không chỉ về màu sắc, cách phối màu mà còn là những câu chuyện thú vị về ngành thiết kế đồ họa, thì hãy tham gia ngay lớp học tại colorME. Là trung tâm đào tạo thiết kế và nhiếp ảnh dành cho người mới bắt đầu, colorME sẽ mang đến cho bạn những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất, để bạn có thể tiếp tục vững bước trên con đường này. Đặc biệt, colorME có cả lớp học online và offline đó. Vậy nên hãy đăng ký sớm tại đây để giữ chỗ nhé.