Phát triển các yếu tố nhận diện từ Logo
- Khắc phục nhanh chóng các Lỗi Text phổ biến trong Illustrator (Ai)
- Top 5 Logo thương hiệu có chi phí thiết kế đắt đỏ nhất thế giới
- Tạo InfoGraphic đẹp và đơn giản với 5 lưu ý này
- Vinamilk công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đội ngũ sáng tạo dẫn dắt là ai?
- Làm thế nào để có được chứng chỉ Photoshop uy tín? TOP 3 các khóa học chất lượng cấp chứng chỉ Photoshop uy tín
- Nostalgia Vibes kì 2 · sự nổi loạn của grungeeee
Sau khi đã có một thiết kế logo hoàn chỉnh, bạn cần đảm bảo rằng logo của bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng, điều này sẽ đảm bảo cho việc thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng ăn sâu vào trong trí nhớ của mọi người hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hình ảnh logo của bạn tiếp cận được với khách hàng một cách dễ dàng nhất. Đã bao giờ bạn để ý rằng chỉ cần lướt nhìn qua chiếc mũ bảo hiểm màu xanh lá với 2 sọc trắng là bạn có thể biết ngay đó là thương hiệu Grab, một chiếc lon màu đỏ với đường nét uốn lượn màu trắng cũng đủ để bạn biết rằng đó là hãng Coca Cola, hay một cái quần có 3 chiếc kẻ sọc thì đích thị là Adidas? Cả 3 ví dụ trên đều có một đặc trưng là chúng ta đều không nhất thiết phải nhìn ra tên thương hiệu đó là gì những vẫn có thể đoán ra tên của chúng. Điểm mấu chốt ở đây là các thương hiệu này đã áp dụng rất tốt trọng việc xây dựng các yếu tố nhận diện. Cũng giống như con người vậy, khi chúng ta gặp ai đó quá nhiều thì đến một lúc nào đó, chỉ cần nhìn vào một yếu nhận diện của người đó như mái tóc, dáng đi, cách ăn mặc... chúng ta vẫn có thể nhận ra người đó. Còn ở một một logo các yếu tố nhận diện có thể là màu sắc, kiểu chữ hay các yếu tố đồ họa. Ở bài viết này, mình sẽ cùng mọi người khám phá ra những phương pháp tạo ra các yếu tố nhận diện từ chính logo.
Lấy nguyên logo để làm yếu tố nhận diện
Trong một vài trường hợp, để đảm bảo tính tối giản, sang trọng hoặc thương hiệu muốn lược bớt các yếu tố đồ họa để người xem tập trung vào thông điệp của tác phẩm hay nhà thiết kế nhận ra chính bản thân logo là một họa tiết phù hợp, yếu tố nhận diện sẽ là chính logo của thương hiệu. Hình ảnh logo có thể xuất hiện một lần hoặc lặp đi lặp lại dưới dạng pattern.
Ví dụ: Thương hiệu Maison Gerard muốn hướng tới cho khách hàng một hình ảnh sang trọng, lịch sự. Vì vậy, họ chỉ tập trung nhấn mạnh sự nhận diện bằng chính thiết kế logo của họ mà không có bất kì các yêu tố đồ họa nào gây xao nhãng ánh nhìn của người xem.
Xây dựng họa tiết nhận diện bằng việc cắt một phần từ logo ra
Một trong những phương pháp đơn giản nhưng vẫn rất hiệu quả đó là cắt một phần từ logo ra để làm họa tiết nhận diện. Những mảng cắt này sẽ được đưa vào các ấn phẩm truyền thông để tạo ra sự đồng bộ cho thương hiệu. Vì chúng được lấy ra từ một phần của chính logo nên những họa tiết này sẽ rất ăn nhập với logo.
Một điều cần lưu ý là bạn phải tìm ra đúng điểm đặc trưng nhất trên logo để cắt ra vì nếu không họa tiết mà bạn tạo nên sẽ không tạo nên được sự khác biệt và dễ dàng bị lẫn với các họa tiết thông thường.
Ví dụ: Nhà thiết kế của thương hiệu Halius đã xác định được đặc điểm nhận diện của logo chính là các đường gợn sóng/ trang sách màu xanh nước biển được cắt ra từ chính logo, vì vậy, ở tất cả các ấn phẩm điều được tác giả cho yếu tố nhận diện này vào.
Còn ví dụ này, thương hiệu Psychologia Sportu đã lặp lại hình dáng của logo để tạo ra một pattern rất độc đáo.
Sử dụng những họa tiết có nét tương đồng với logo
Cũng sẽ lấy nguyên liệu từ những điểm đặc trưng nhất từ logo, nhưng với phương pháp này, chúng ta không cắt nguyên một phần từ logo ra mà sẽ tạo ra những họa tiết có những nét tương đồng với đồng với những điểm đặc biệt đó. Phương pháp này được áp dụng khi bạn thấy việc cắt một phần từ logo ra trông thô và không đạt tính thẩm mĩ cao.
Ví dụ: Logo Gravy được hình thành bởi một kiểu chữ với nét chữ mềm mại và thêm một điểm rất đặc trưng nữ là những dấu chấm đầy ngẫu hứng đặt cạnh. Dựa vào đặc điểm đó, nhà thiết kế đã tạo ra họa tiết nhận diện giống với những nét từ kiểu chữ của thương hiệu.