Rangefinder là gì? Những sự thật bạn nên biết về máy ảnh Rangefinder
Nhắc đến nhiếp ảnh, ta thường quen thuộc với dòng máy SLR hay DSLR đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng mấy ai biết đến rangefinder - loại máy khởi đầu cho thời kì chụp ảnh bằng phim 35mm và những điều thú vị về chiếc máy này. Hãy cùng ColorMe khám phá nhé.
- Adobe xd là gì? lộ trình học Adobe xd cơ bản như thế nào?
- 5 yếu tố làm nên một bức ảnh “đã mắt”
- Serif và Sans-serif là gì? Giải mã những lầm tưởng về Serif và Sans-serif
- Tự thiết kế menu nhà hàng với 8 Tips đơn giản
- Giai thoại li kì về những màu sắc quen thuộc
- 5 quy tắc trong thiết kế Layout bạn cần biết
Rangefinder (RF) là gì?
Rangefinder - máy ảnh quang trắc, là loại máy ảnh lấy nét sử dụng kết cấu quang trắc trên máy ảnh độc lập với ống kính. Máy ảnh không có khung ngắm theo kiểu “viewfinder” mà thay vào đó là “framline”. Người chụp nhìn thấy vật thể qua khung ngắm hoàn toàn độc lập với ống kính, khác với máy ảnh SLR sử dụng hệ thống gương lật để nhìn thấy hình ảnh. Trên khung ngắm sẽ có hai ảnh là ảnh thật và ảnh lấy nét. Khi lấy nét, người chụp phải điều chỉnh trên máy ảnh sao cho ảnh thật và ảnh lấy nét trùng nhau. Một số máy ảnh Rangefinder cho phép phóng lớn frameline để việc lấy nét chuẩn xác hơn.
Đặc điểm nhận dạng của RF
Đặc điểm nhận dạng đơn giản của những chiếc máy ảnh rangefinder là phía trước có hai ô cạnh nhau, một ô để ngắm (viewfinder window) và một ô để tăng sáng, lấy nét (rangefinder window). Tìm hiểu thêm về cách phân biệt các dòng máy phim khác so với rangefinder tại đây.
Phân loại máy ảnh RF
Có thể chia máy ảnh RF thành 2 loại là uncoupled và coupled rangefinder.
Với máy ảnh uncoupled rangefinder, thiết bị rangefinder không nối với cơ chế lấy nét trên ống kính. Do đó, để sử dụng người chụp cần dùng rangefinder để tìm khoảng cách, sau đó, chỉnh khoảng cách này trên ống kính để lấy nét.
Còn với coupled rangefinder, cơ chế lấy nét của ống kính tiếp xúc với một lưỡi đẩy (rangefinder arm) thông qua bộ phận truyền động làm quay lăng kính. Khi người dùng có hai hình ảnh trùng nhau trên rangefinder, ống kính được lấy nét đồng thời.
Một số sự thật về rangefinder mà bạn nên biết
Gương lật
Trên máy ảnh rangefinder không có gương lật nên không gặp phải những khuyết điểm mà gương lật mang lại. Khi nhấn chụp lập tức màn trập sẽ mở & đóng, không bị trễ thời chụp do gương lật di chuyển. Đồng thời, cũng vượt qua được khuyết điểm “rung cơ học” bên trong máy ảnh do gương lật gây ra, vì thế sẽ cho ảnh sắc nét hơn.
Khung ngắm
Máy ảnh RF có khung ngắm không bị giới hạn bởi góc nhìn của ống kính nên có thể nhìn thấy những sự việc đang diễn ra ở xung quanh, thậm chí người chụp còn lường trước được những đối tượng đang ở ngoài và sắp tiến vào khung ảnh.
Trong khung ngắm, có rất nhiều kích thước của framelines tương ứng với từng tiêu cự sẵn có của ống kính dành cho máy ảnh rangefinder nhưng đều nhỏ hơn 135mm. Do đó, nếu muốn chụp vật ở xa, người chụp bắt buộc phải lắp thêm một viewfinder khác để lấy nét. Tuy nhiên, ngay cả ở những khoảng cách gần như 0,6-1m, rangefinder cũng không thể lấy nét được. Điều này khiến cho việc chụp ảnh “close-up” là rất khó dù ống kính cho phép lấy nét gần hơn.
Máy ảnh rangefinder và máy ảnh SLR, đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn?
Máy ảnh gương lật (SLR hay DSLR) là dòng máy ảnh được sử dụng phổ biến và đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Trên thực tế SLR (Single-lens Reflex) trực quan hơn, dễ lấy nét và có thể thoải mái thay đổi ống kính tiêu cự khác nhau. Tuy nhiên, rangefinder vẫn là sản phẩm đáng để thử.
Hầu hết các cảnh vật mà mắt thường có thể thấy được thì máy ảnh RF có thể chụp được và cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Nhưng máy ảnh SLR có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh, bao gồm cả các quy tắc về ánh sáng và góc chụp để đảm bảo bức ảnh chuyên nghiệp hơn.
Với máy ảnh SLR, sẽ không có những vấn đề về giới hạn khoảng cách chụp, người chụp có thể chụp vật ở khoảng cách rất gần hoặc rất xa. Máy ảnh SLR có thể đáp ứng được những hiệu ứng từ ống kính (fisheye, super wide) hoặc các hiệu ứng từ kính lọc (filter).
Tuy nhiên, đối với một số người dùng lấy nét trên ống ngắm của RF dễ dàng hơn trên SLR trong điều kiện thiếu sáng. Ống ngắm độc lập do đó luôn sáng và dễ sử dụng hơn ống ngắm có độ mở nhỏ.
Máy ảnh rangefinder với kích thước nhỏ gọn, chụp rất êm và cho chất lượng quang học tốt hơn vẫn đang trở lại mạnh mẽ mặc cho xu hướng hiện đại ngày nay. Nếu các bạn mới đam mê nhiếp ảnh, có thể tham khảo một số dòng máy ảnh RF tuyệt vời này: Leica M3, Canon Canonet QL 17 GIII, Yashica Electro 35 GSN/GTN, Konica Hexar AF, Minolta Hi-Matic E, Contax G2, Minolta CLE, Olympus 35 RD,...
Tạm kết,
ColorMe hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về máy ảnh rangefinder và khám phá được những điều thú vị về chiếc máy này. Nếu bạn có hứng thú với nhiếp ảnh, đừng quên tham khảo KHOÁ HỌC NHIẾP ẢNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU tại ColorMe nhé.
Tham khảo: Học thiết kế đồ họa online