5 thuật ngữ thiết kế thường bị nhầm lẫn
5 thuật ngữ thiết kế thường bị nhầm lẫn
- Dự đoán xu hướng thiết kế logo “lên ngôi” năm 2024
- Doodle Art (Phần 1): Doodle Art là gì? Những sự thật thú vị về Doodle Art
- Cẩm nang chụp Film: review Fuji C200 - khởi đầu đáng nhớ của mọi Filmer
- Blue hour in Photography
- Khóa học Illustrator tốt nhất? Người mới bắt đầu nên học khóa học Illustrator nào?
- 4 Tips đơn giản thiết kế postcard sáng tạo
Với những designer, đặc biệt là designer mới bắt đầu làm quen với thiết kế, có rất nhiều những thuật ngữ chưa được hiểu một cách đúng đắn, và từ đó gây nhầm lẫn cũng như đem lại rất nhiều “sai sót đau thương” phải không?
Vậy hãy cùng colorME điểm qua 5 nhóm thuật ngữ thiết kế thường xuyên bị nhầm lẫn và những chú ý cần biết nhé.
Chắc chắn bạn đã nghe hai thuật ngữ này trước khi làm việc với đồ họa kỹ thuật số. Tuy nhiên, bạn có thể thắc mắc khi nào nên sử dụng định dạng nào.
Hình ảnh vector là các đường thẳng, đường cong, và các đường chéo mà máy tính thông dịch thành một bức ảnh. Nó đồng nghĩa với việc không giới hạn khi phóng to.
Hình ảnh raster được kết hợp bằng các pixel. Nó đồng nghĩa nếu bạn phóng to đủ lớn, bạn sẽ nhìn thấy tập hợp những pixel hình vuông.
Font là một từ khá quen thuộc, nhưng đa số bạn sẽ nhầm lẫn một chút sang typeface.
Typeface là hệ thống bao gồm các kiểu chữ, mỗi kiểu chữ là một typeface riêng biệt. Ví dụ: Arial là một kiểu typeface, ...
Font là để miêu tả cho typeface. Ví dụ: Arial kiểu chữ in đậm là một font, Arial kiểu chữ in nghiêng là một font....Có thể nói mọi sự thay đổi của một typeface là một font.
Theo quy ước truyền thống, cỡ chữ cũng ảnh hưởng đến việc quyết định font, ví dụ: 8pt với 10pt cũng coi là 2 font khác nhau. Tuy nhiên vào thời kỹ thuật điện tử phát triển, với sự ra đời của font máy tính thì định nghĩa của font cũng bị biến đổi, do trên máy tính việc thay đổi kích cỡ của một bộ chữ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, vì các font được định dạng vector, có thể phóng to, thu nhỏ tuỳ ý. Do đó ngày nay, kích thước (size) không còn ảnh hưởng đến việc quyết định font nữa.
Tóm lại, typeface là một định nghĩa rộng hơn, nó bao trùm khái niệm font vì nó không chịu giới hạn về kích thước cũng như định dạng.
Hai tính năng này đều cùng có một chức năng là quản lý độ trong suốt của layer trong Photoshop. Thường thì khi muốn tăng độ trong suốt của một layer, chúng ta giảm Blend Opacity, thế nhưng khi giảm Fill Opacity thì layer cũng trở nên trong suốt y như vậy.
Trong khi Blend Opacity (hay ngắn gọn là Opacity) được dùng để điều chỉnh độ trong suốt của tất cả mọi thứ từ hình vẽ, chữ viết trên layer hay kể cả các effect đặc biệt như drop shadow hay outer glow thì Fill Opacity chỉ có tác dụng trên các pixel được vẽ lên chứ không tác dụng với các thứ khác.
Ngoài ra còn một sự khác nhau nữa giữa Blend Opacity và Fill Opacity đó là :
Nếu bạn giảm Blend Opacity của một đối tượng, các effect cũng sẽ bị giảm theo.
Nếu bạn giảm Fill Opacity của một đối tượng, các effect vẫn sẽ được giữ nguyên.
Chúng ta đã quá quen thuộc với 2 định dạng font chữ phổ biến là TrueType (TTF) và OpenType (OTF). Chúng đã tồn tại song song hàng thập kỷ qua nhưng cho đến tận bây giờ, vẫn có nhiều bạn tự hỏi: Tại sao có 2 định dạng này, chúng có gì khác nhau? Vì sao có những font lại cung cấp sẵn 2 định dạng?, Nên chọn định dạng nào sẽ tốt hơn?...
TTF có chứa phiên bản font chữ cho màn hình và cho in ấn trong một tệp.
OTF là dịnh dạng opentype cũng giống TTF nhưng bổ sung thêm các mã mở để liên kết các glyph 1 cách có chủ đích ( thường xuất hiện ở những font script)
UX và UI là hai thứ khác nhau, lo về những vấn đề khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
UX (User experience) – trải nghiệm người dùng là cách mà người dùng cảm nhận khi họ tương tác với một sản phẩm.
UI (User Interface) – giao diện người dùng là cách người dùng nhìn thấy thiết kế của chương trình trên desktop, laptop, máy tính bảng (tablet) hay smartphone.