6 sai lầm cần tránh khi làm việc với chữ
Trình bày văn bản trong thiết kế, nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng chỉ cần sai một chút trong: Chọn kiểu chữ, căn chỉnh kích thước hoặc màu sắc là có thể phá hỏng thiết kế ngay.
- Xu hướng thiết kế Instagram 2018
- Postcard là gì? Làm thế nào để thiết kế postcard gây ấn tượng?
- Sự khác biệt giữa thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện
- Chiêm ngưỡng các tác phẩm xuất sắc từ cuộc thi “Vẽ Con Rồng” - Chiến dịch gây quỹ vì trẻ em của Tired City
- 80 phím tắt bạn nhất định phải biết trong Photoshop cs6
- 6 Tips thiết kế Portfolio nổi bật cho Designer
Cùng điểm qua một vài sai lầm khi làm việc với chữ và cách "phòng chống" nhé.
1. Dãn dòng không đủ
Dãn dòng (line-spacing) là khoảng cách giữa các dòng văn bản với nhau
Đơn giản mà nói, dãn dòng quá nhỏ khiến đoạn văn bản bị co cụm lại và khó đọc, làm thiết kế có cảm giác bí bách.
Còn dãn dòng quá lớn sẽ tạo cảm giác mất liên kết giữa các dòng, nhiều khi khiến người đọc không thể nhận ra đâu là các câu trong cùng một đoạn văn.
Không có luật nào quy định về khoảng cách dãn dòng bao nhiêu là hợp lí, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như font chữ, cỡ chữ, độ dài dòng...Để tìm ra dãn dòng phù hợp giúp văn bản dễ đọc, ngoài dựa trên cảm nhận cá nhân, bạn nên hỏi ý kiến 2-4 người xem họ có cảm thấy thoải mái khi đọc văn bản với dãn dòng như vậy không, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.
2. Khoảng cách chữ quá lớn.
Khoảng cách chữ là khoảng cách giữa các chữ cái với nhau trong cùng một từ hoặc cụm từ. Khoảng cách càng lớn, các chữ cái sẽ càng xa nhau.
Designer thường dùng khoảng cách chữ (tracking) để điều chỉnh trình bày độ dài dòng vừa với một độ dài yêu cầu, và nếu chỉ chỉnh một chút thì không sao, nhưng nếu tăng khoảng cách quá lớn sẽ khiến đoạn văn khó đọc hơn. Lý do là vì điều này làm mất liên kết giữa các chữ trong một từ, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định đâu là một từ cần đọc.
Thông thường thì, để nguyên khoảng cách chữ (trên web là letter-spacing) ở giá trị mặc định là tốt nhất cho mỗi loại font.
Nếu bạn đang dùng loại font dành cho tiêu đề hoặc trang hiển thị, không nên giảm khoảng cách xuống quá 20 để giúp nó trông ấn tượng hơn và nhìn giống tiêu đề hơn.
3. Nhầm lẫn giữa khoảng cách chữ (tracking) và độ co kéo (kerning)
Khoảng cách chữ, như đã nói ở trên, nói về khoảng cách giữa các chữ cái trong một từ hoặc cụm từ.
Độ co kéo là chỉ số điều chỉnh khoảng cách giữa hai kí tự cụ thể. Độ co kéo thường dùng để làm cho hai chữ cái bình thường có khoảng cách xa nhau tiến lại gần hơn.
Nhiều người mới bắt đầu thường nhầm lẫn 2 khái niệm này, dẫn đến "loạn" văn bản, các chữ cái trở nên rối mắt, gây khó chịu cho người đọc.
4. Dùng quá nhiều font chữ và độ đậm
5. Đặt độ dài dòng không hợp lí
Đây lại là một vấn đề khác về độ dễ đọc mà nhiều designer hay mắc phải: độ dài dòng quá lớn khiến người đọc khó tìm được vị trí của dòng tiếp theo, và có thể cản trở đọc hiểu. Đồng thời, độ dài dòng lớn khiến thiết kế trông bí bách hơn.
Thông thường thì nên trình bày như trên báo và tạp chí, giới hạn một dòng trong tối đa 75 kí tự.
6. Căn giữa văn bản