Dùng định dạng File nào mới chuẩn? psd, jpg, tiff, GIFf, psd
Chắc hẳn bạn đã khá quen thuộc với những định dạng ảnh như PSD, PNG, JPG, TIFF, GIF... Nhưng bạn đã biết rõ từng định dạng này nên hay không nên dùng trong trường hợp nào chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của ColorME nhé.
- 8 Website cung cấp vector miễn phí cho Designer
- Tổng quan ngành thiết kế 2024: Thị trường, thách thức và cơ hội cho Designers
- Thiết kế hình ảnh hiệu quả trong Digital ad
- 10 công cụ giúp bạn tự thiết kế phông chữ cho riêng mình
- Những kỹ năng cần thiết dành cho Designer vừa mới tốt nghiệp
- User Experience (UX) và Customer Experience (CX), khác nhau thế nào?
1. JPEG / JPG
JPEG/JPG là dạng file thiết kế nén (lossy), viết tắt của Joint Photographic Experts Group - nhóm kỹ thuật đã phát triển nó. Cách hoạt động của định dạng này là hi sinh một số chi tiết ảnh khi lưu để giảm dung lượng. Nếu muốn lưu lại ảnh với kích thước nhỏ, định dạng này rất phù hợp.
Tuy nhiên, chất lượng ảnh sẽ giảm đi cùng với kích thước nén của ảnh, vì vậy hãy cẩn trọng để ảnh không bị vỡ quá mức
Nên dùng JPEG/JPG khi:
- Làm việc với ấn phẩm online. JPG cung cấp độ linh hoạt tốt nhất, tối ưu cho ảnh trên web do cần phải được tải xuống nhanh.
- Cần in ảnh hoặc ấn phẩm: Khi ở cấu hình phân giải cao và độ nén thấp, JPG hoàn hảo cho việc chỉnh sửa rồi đem in.
- Khi cần xuất ảnh xem trước nhanh cho khách hàng: JPEG/JPG có thể có được nén xuống kích thước file rất nhỏ, rất tốt để gửi email.
Không dùng JPEG/JPG khi:
- Cần ảnh trên web có nền trong suốt. JPEG/JPG không có kênh màu trong suốt và cần có nền với màu đặc. GIF và PNG là lựa chọn tốt nhất khi cần trong suốt.
- Bạn cần một bức ảnh có phân layer, chỉnh sửa được. JPEG/JPG là một định dạng ảnh phẳng, nghĩa là mọi chỉnh sửa đều sẽ được lưu vào một layer và không thể hoàn tác.
2. PNG
PNG là một định dạng raster lossless viết tắt của Portable Network Graphics. Định dạng này có tích hợp tính trong suốt , nhưng cũng có thể hiển thị độ sâu màu cao hơn, có thể lên đến hàng triệu màu. Vì vậy, định dạng này "hoàn hảo" với cả ảnh có nền trong suốt(logo, icon không nền...) và hình ảnh web với những mảng màu phẳng.
Dùng PNG khi:
- Cần ảnh web có nền trong suốt: Bạn cần đồ họa web trong suốt chất lượng cao. Hình ảnh PNG có “kênh alpha” tích hợp tính trong suốt. Ngoài ra, với độ sâu màu lớn hơn, bạn sẽ có hình ảnh sống động hơn so với GIF.
- Cần hình minh họa (illustration) với số lượng màu giới hạn: PNG là tốt nhất với một bảng màu nhỏ
- Cần kích thước file nhỏ: Các tệp PNG có thể co lại thành các kích thước cực nhỏ - đặc biệt là các hình ảnh có màu, hình dạng hoặc văn bản đơn giản. Điều này làm cho nó trở thành loại tệp hình ảnh lý tưởng cho đồ họa web.
Không dùng PNG khi:
- Bạn cần làm việc với ảnh chụp và ấn phẩm nghệ thuật. PNG có độ sâu màu cao, có thể xử lí ảnh chất lượng cao. Nhưng vì là dạng file không nén (lossless), kích thước file thường rất lớn. Vì vậy, riêng với ảnh chụp chất lượng cao, khi bạn tải lên web với định dạng PNG sẽ có kích thước quá lớn với mức độ hiển thị.
- Khi cần in ảnh. PNG được tối ưu để hiển thị lên màn hình. Do đó nếu muốn in ảnh, Nên dùng JPEG hoặc TIFF.
3. GIF
GIF là một định dạng file thiết kế không nén, hoạt động bằng cách tạo ra một loạt khung hình sau đó gộp lại để tạo thành chuyển động. Sử dụng rộng rãi với ảnh web, thường là cho ảnh động như quảng cáo banner, ảnh email và ảnh động trên MXH. Dù GIF không phải ảnh nén, chúng có thể xuất ra với các cấu hình tùy chỉnh để giảm số màu và thông tin ảnh, từ đó giảm kích thước ảnh.
Dùng GIF khi:
- Cần tạo ảnh động trên web. GIF có thể lưu trữ tất cả các thông tin về khung hình và thời gian vào trong một file. Các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop giúp cho việc tạo ra một đoạn ảnh động ngắn và xuất ra file GIF trở lên dễ dàng.
- Khi bạn cần nền trong suốt. GIF có kênh màu alpha chứa thông tin về độ trong suốt, do đó bạn có thể đặt ảnh của bạn lên bất kì màu nền nào.
- Khi bạn cần file thiết kế kích thước nhỏ: Kỹ thuật nén ảnh của GIF cho phép giảm kích thước file đáng kể. Với những icon đơn giản và hình ảnh trên web, GIF là định dạng file thiết kế tốt nhất.
Không dùng GIF khi:
- Bạn cần một bức hình đạt chất lượng nhiếp ảnh. Mặc dù GIF có thể có độ phân giải cao, nhưng chúng bị giới hạn chỉ có 256 màu (trừ khi bạn biết vài thủ thuật). Các bức ảnh thông thường có tới hàng nghìn màu và thường bị mất chiều sâu (đôi khi nhìn ngu ngu) khi chuyển sang dạng GIF.
- Khi bạn cần in một bức ảnh: Do giới hạn màu sắc, hầu hết các ảnh ở định dạng này khi in sẽ thiếu độ sâu. Nếu bạn cần in ảnh, hãy xem TIFF, PSD và JPG.
- Khi cần ảnh được phân lớp (layer) và có thể chỉnh sửa được: GIF là định dạng hình ảnh phẳng có nghĩa là tất cả chỉnh sửa được lưu vào một lớp hình ảnh và không thể hoàn tác được, do đó khi bạn muốn chỉnh sửa ảnh, đừng lưu dưới dạng này.
4.TIFF/ TIF
TIFF là một định dạng raster lossless viết tắt của Tagged Image File Format. Do chất lượng cực cao, định dạng này chủ yếu được sử dụng trong xuất bản ảnh và nhiếp ảnh. TIFF có khả năng lưu được ảnh với số lượng pixel lớn. Bạn có thể sẽ gặp phải tệp TIFF khi quét tài liệu hoặc chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp. Lưu ý rằng các tệp TIFF cũng có thể được sử dụng làm “vùng chứa” cho ảnh JPEG.
Dùng TIFF khi:
- Cần in ảnh chát lượng cao: Cùng với RAW, các tệp TIFF nằm trong số các định dạng đồ họa chất lượng cao nhất hiện có. Nếu bạn đang in ảnh - đặc biệt là ở các kích thước rất lớn — hãy sử dụng định dạng này.
- Đang tạo bản scan chất lượng cao: Sử dụng TIFF để quét tài liệu, ảnh và tác phẩm nghệ thuật của bạn sẽ đảm bảo rằng bạn có tệp gốc tốt nhất để hoạt động.
Không dùng TIFF khi:
- Làm việc với đồ họa trên web: TIFF không tối ưu cho hiển thị web vì kích thước lớn.
5. PSD
PSD là một định dạng ảnh lớp độc quyền viết tắt của Photoshop Document. Một PSD có thể được xuất vào bất kỳ số định dạng tệp hình ảnh nào, bao gồm tất cả các định dạng raster được liệt kê ở trên.
Dùng PSD khi:
- Khi cần chỉnh sửa ảnh.
- Khi cần tạo mockup cho app hay web:
- Khi muốn tạo ra ảnh đồ họa animation hoặc video: Photoshop giúp bạn dễ dàng cắt các video clip đơn giản và thêm đồ họa, bộ lọc, văn bản, hoạt ảnh và hơn thế nữa.
Không dùng PSD khi:
- Khi cần post ảnh và gửi ảnh trên web.
- Khi cần in ảnh: nhiều máy in không chấp nhận định dạng PSD.
TẠM KẾT
Trên đây là các định dạng ảnh phổ biến và cách sử dụng của chúng trong thiết kế. Hi vọng sẽ giúp bạn chọn ra đúng nhu cầu nhé! Nếu đang tìm hiểu về thiết kế, đừng ngần ngại tham khảo khóa học Photoshop và Illustrator cơ bản của colorME nè, chất lượng - ngắn hạn - học phí phải chăng!
Tham khảo thêm: Học thiết kế đồ họa online với E-colorME.