Các thuật ngữ về Typography trong thiết kế đồ hoạ
Một Graphic Designer không những thành thạo những công cụ thiết kế, mà rất cần nắm vững những thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế đồ họa, cụ thể là những phần quan trọng như Typography. Hãy cùng colorME tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành về Typography trong thiết kế đồ họa Newbie cần nắm rõ ngay bây giờ nhé!
- Tâm lý học gestalt trong thiết kế · Phần 1
- 5 tính năng nên biết khi dùng InDesign
- Maximalism là gì? Phá vỡ lối mòn thiết kế với maximalism
- Lộ trình chuẩn khi học thiết kế tại nhà!! Chỉ tự học thiết kế đồ họa thì có dễ xin việc làm không?
- Học cách phối màu banner từ 9 thương hiệu nổi tiếng
- 5 lưu ý về lựa chọn laptop để edit video phục vụ truyền thông quảng cáo
I. Typography trong thiết kế đồ hoạ là gì?
Typography – Nghệ thuật trình bày chữ có thể đã xuất hiện từ thế kỷ XI. Trước thời đại kỹ thuật số 4.0 như hiện nay, sáng tạo về Typography là một nghề chuyên biệt gắn liền với sách và tạp chí hay các tác phẩm được xuất bản rộng rãi.
Ví dụ đầu tiên về Typography có thể được nhìn thấy trong Kinh thánh Gutenberg, cuốn sách đã khởi động một cuộc cách mạng về nghệ thuật trình bày chữ ở phương Tây. Và Typography được sử dụng trong Kinh thánh Gutenberg hiện được gọi là Textura.
Về bản chất, Typography là nghệ thuật sắp xếp các chữ cái và văn bản sao cho thu hút hấp dẫn trực quan đối với người đọc nhưng vẫn phải dễ đọc và dễ hiểu. Typography bao gồm nhiều kiểu chữ, hình thức và cấu trúc, phong cách khác nhau nhằm mục đích khơi gợi những cảm xúc nhất định và truyền tải những thông điệp cụ thể đến các đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME, hãy thử tìm hiểu chương trình Thiết kế chuyên sâu - Graphic Design tại colorME nữa nhé!
II. Tầm quan trọng của việc hiểu thuật ngữ về typography trong thiết kế đồ hoạ
Sử dụng Typography không chỉ đơn thuần là chọn phông chữ đẹp mà còn đem đến những lợi ích quan trọng của thiết kế giao diện người dùng. Theo đó, Typography tốt sẽ thiết lập một hệ thống phân cấp trực quan mạnh mẽ, cung cấp sự cân bằng đồ họa cho trang web và thiết lập tông màu tổng thể của sản phẩm giúp người xem, khách hàng dễ ấn tượng và dễ nhớ hơn.
Tuy nhiên, Typography cũng không thể được chọn lựa tùy tiện mà phải có ý nghĩa trong việc hướng dẫn và thông báo cho người dùng, tối ưu hóa khả năng đọc và khả năng tiếp cận, đồng thời đảm bảo trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng của bạn.
Vậy nên, việc hiểu về các thuật ngữ Typography trong thiết kế đồ hoạ là điều vô cùng quan trọng khi trao đổi ý tưởng khi thiết kế để tạo ra trải nghiệm ấn tượng nhất cho người xem.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến việc biết nhiều hơn về các kiến thức chuyên sâu trong thiết kế cùng colorME, hãy thử tìm hiểu chương trình Thiết kế chuyên sâu - Graphic Design tại colorME nữa nhé!
III. Các thuật ngữ Typography trong thiết kế đồ hoạ phổ biến nhất
Một vài thuật ngữ Typography trong thiết kế phổ biến nhất
Baseline (Đường gốc): Baseline là đường thẳng nối các phần chân chữ định hình trên một dòng kẻ, và bất kì một chữ nào cũng nằm trên một đường gốc.
Typeface: Là một nhóm kiểu chữ có đặc điểm tương đồng nhau. Typeface được phân thành 4 loại chính: Serif, Sans Serif, Script, Decorative.
Font (Font chữ): Là một thành viên nhỏ trong nhóm typeface. Ví dụ Times New Roman đậm là một font, Times New Roman nghiêng là một font.
Descender là đường đường thẳng để căn, gióng ngang cuối cùng bên dưới của các chữ cái trong thiết kế, ví dụ như phần đuổi của các chữ cái: j, y, g,…
Leading: Là khoảng cách giữa 2 baseline cạnh nhau, hay nói cách khác là khoảng cách giữa các dòng trong một văn bản.
Tracking: Là thông số giúp điều chỉnh khoảng cách giữa toàn bộ các từ được chọn.
Median (Đường trung bình): Là đường gióng biểu thị chiều cao của chữ thường, ngoại trừ các ký tự có phần đầu và đuôi chữ như h, k, p, y....
Kerning (Khoảng cách giữa các chữ): Là thông số giúp điều chỉ khoảng cách giữa 2 chữ cái.
Hierarchy (Hệ thống cấp bậc): Hệ thống phân nhóm văn bản dựa trên thứ tự mức độ quan trọng của nội dung để người đọc có thể dễ dàng điều hướng qua nội dung.
Legibility (Tính dễ đọc): Mô tả việc dễ dàng đọc một khối văn bản và phân biệt từng chữ cái.
Sans Serif (Kiểu chữ Sans Serif): Một kiểu chữ trong đó không có dòng nhỏ ở cuối mỗi nét ký tự, kiểu chữ sans serif phổ biến là Arial, Helvetica, Verdana.
Script (Kiểu chữ Script): Một loại kiểu chữ giống chữ viết tay gồm Milasian, Leckerli One và Good Vibes.
Serif (Kiểu chữ Serif): Kiểu chữ mà các cạnh nhỏ nhô ra từ các chữ cái, các phông phổ biến gồm Times New Roman, Georgia và Garamond.
Slab serif (Kiểu chữ Slab serif): Kiểu chữ gồm các đường nét dày và chắc chắn thường dùng cho tiêu đề, bao gồm Archer, Rockwell và Neutraface Slab
Một vài thuật ngữ Typography trong thiết kế (nâng cao và ít phổ biến hơn)
Aliasing (răng cưa): Một vấn đề phát sinh do hiển thị trên màn hình với độ phân giải thấp. Điều này thường xảy ra với ảnh bitmap khi phóng lớn.
Aspect ratio (tỉ lệ): Tỉ của chiều rộng với chiều cao.
Cap height: Chiều cao từ đường bên dưới đến phía trên cùng của một font chữ hoa.
Cap Line: Đường thẳng tưởng tượng đại diện cho phần trên cùng của những chữ hoa và một vài symbol
Gadzook: Gadzook thường được tìm thấy trong một chữ ghép, là kết quả của sự kết hợp của hai ký tự. Đó là đoạn kết nối gắn hai ký tự này với nhau, nó tạo ra cảm giác kết nối.
IV. Tổng kết
Hy vọng những kiến thức trong bài viết “Các thuật ngữ về typography trong thiết kế đồ hoạ” đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết để đặt nền tảng khi bắt đầu gia nhập thế giới Creative & Design.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME, hãy thử tìm hiểu chương trình Thiết kế chuyên sâu - Graphic Design tại colorME nữa nhé!