Các yếu tố cơ bản trong thiết kế Phần 2
Nếu bạn đang “nhăm nhe” học thiết kế, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thì bài viết này chính dành cho bạn đấy !
- Chằm Zn là gì? TOP 10 sai lầm trong thiết kế gây "Chằm Zn"(Phần 1)
- 21 công cụ làm Video mà các marketer nên biết
- Cách gộp layer trong Photoshop chỉ trong 1 nốt nhạc
- Học Thiết Kế Đồ Hoạ Ở Đâu Uy Tín? Review Thiết Kế Đồ Hoạ
- FULL LỘ TRÌNH HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHUYÊN SÂU CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Những điều cần biết về Manipulation cho người mới bắt đầu
Dưới đây là các yếu tố thiết kế bắt-buộc-phải-biết trong giới design, hy vọng mang đến cho bạn một cái nhìn tổng thể và hệ thống trước khi bước chân vào thế giới đầy sáng tạo này.
Bạn xem lại phần 1 tại đây
10. Sự lặp lại
Bạn có thấy, nhiều mẫu thiết kế thường có một vài điểm chung nào đó, nhưng đôi khi nó không giống nhau một cách hoàn toàn như Symmetry không? Chúng mình gọi đó là Repetition (sự lặp lại).
Sự lặp lại giúp tạo ra tính thống nhất cho thiết kế và kết nối các hình ảnh, chi tiết lại với nhau. Đặc biệt, Repetition rất được ưa chuộng khi thiết kế họa tiết, ví dụ như Geometric Pattern đấy! Như vậy, nếu bạn muốn thiết kế của mình thêm hút mắt, vui tươi hay ấn tượng, hãy thử kết bạn với anh chàng Repetition này xem sao!
11. Tính cân bằng
Balance cực kỳ quan trọng ngoài đời sống cũng như trong thiết kế, nhưng nó là điều khá thử thách đối với designer newbie. Để có một tổng thể cân đối, bạn phải xem xét mọi yếu tố trong thiết kế đã hợp lý hay chưa? Từ hình dạng, kích thước, hình ảnh, phông chữ, cách lựa chọn màu sắc,... Nghe có vẻ phức tạp, nhưng sau một thời gian “gắn bó” với thiết kế, bạn sẽ tự khắc có kinh nghiệm sắp xếp chúng sao cho hợp lý mà thôi.
12. Độ tương phản
Tương phản được hiểu là sự khác biệt giữa 2 yếu tố trong một trang thiết kế. Một số hình thức phổ biến của Contrast là đậm - nhạt, dày- mỏng, lớn- bé,... hoặc khi sử dụng tương phản trong màu sắc (nóng-lạnh), hình dạng (vuông-tròn), chất liệu (mịn-thô ráp)
Contrast tạo ra sự phân cấp thị giác, giúp thu hút người nhìn vào một vài yếu tố nhất định trong thiết kế. Vậy nên, chúng rất phù hợp khi bạn muốn nhấn mạnh tiêu đề, nội dung, hoặc một thông điệp để call-to-action (đối với các poster quảng cáo) nhé.
13. Lưới
Lưới là các đường thẳng ngang và dọc giao nhau, phân chia trang thành nhiều ô nhỏ.
Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc kẻ lưới là điều không-thể-bỏ-qua đấy nhé. Grid giúp designer canh lề và canh kích thước của vật thể trong trang. Chúng cũng cho phép bạn làm chủ được thiết kế của mình, quyết định yếu tố gì nên đặt ở đâu cho phù hợp, giúp thống nhất được bố cục chung, gọn gàng và đẹp mắt hơn.
Thông thường, Grid bao gồm một số hàng và cột mà bạn có thể căn chỉnh vị trí (tùy vào nội dung của bạn). Ứng dụng của chúng thì cực linh hoạt trong in ấn (tạp chí, poster,..), graphic design hoặc thiết kế website, ….
Các thông số cơ bản của lưới là: Margin (lề), Column (cột) và Grid Module (không gian chứa text hoặc hình ảnh)
14. Sự trong suốt
Transparency giống như khi bạn choàng một tấm nilon cho thiết kế vậy, hình ảnh sẽ trở nên mờ hơn và không có độ tương phản mạnh, sắc nét như ban đầu phải không?
Transparency chính là độ mờ đục (hoặc Độ trong suốt), và nếu nó càng thấp, thì vật thể càng nhẹ và khó thấy hơn. Ngược lại, nếu chỉnh Transparency cao, vật thể càng có cảm giác đặc và nặng.
Transparency có 2 tính năng chính: Tạo cảm giác vật thể tĩnh đang chuyển động, và phân cấp độ đậm nhạt của các lớp hình ảnh.
Để minh họa, poster dưới đây sử dụng các lớp hình ảnh chồng lên nhau và chỉnh độ mờ đục khác nhau đối với mỗi ảnh. Kết quả ư? Một hiệu ứng chuyển động đầy ấn tượng!
15. Độ sâu
Đừng nhầm tưởng Depth chỉ dành cho thiết kế 3D nhé. Đối với chất liệu phẳng, bạn vẫn có thể tạo chiều sâu nhất định cho chúng.
Có 2 kỹ thuật tạo độ sâu thường gặp:
- Đổ bóng: Bao gồm kéo dãn, biến dạng và đổ xiên lệch. Cách làm này giúp vật thể có chiều sâu hơn.
- Chồng các lớp: Ở hình minh họa, tác giả đã kết hợp các lớp layer hình ảnh, typo và khung trắng, giúp thiết kế có cảm giác “dày”, nhiều tầng lớp và có chiều sâu hơn.
- Điều chỉnh góc nhìn: Thường được ứng dụng trong thiết kế 3D
16. Hướng
Direction là một “đường dẫn” định hướng cho mắt người nhìn. Nó giúp điều khiển hướng và trình tự quan sát trong design.
Direction có tác dụng phân cấp thông tin chính phụ; tạo ra sự nhịp nhàng cho thiết kế và tạo ra bố cục độc đáo, khác biệt hơn.
Để dễ hình dung, trong thiết kế của Atelier Martino, anh hướng mắt một cách rất uyển chuyển và linh hoạt, bằng cách đặt văn bản dọc theo các đường cong và hình dạng của hình ảnh.
17. Chuyển động
Movement là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc… tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác, hoặc khiến người xem có cảm giác đối tượng đang chuyển động. Chúng giúp thiết kế sinh động, có sức sống hơn
3 cách tạo Sự chuyển động phổ biến là: Tạo hiệu ứng làm mờ, tạo đường chuyển động hoặc hiệu ứng lượn sóng.
Lời kết
Thiết kế là một thế giới đầy sáng tạo, và mỗi sản phẩm lại đòi hỏi những kỹ thuật, quy tắc khác nhau. Tuy nhiên, đối với một newbie, việc bỏ túi kiến thức nền tảng là điều cần được đặt lên hàng đầu đấy nhé. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hệ thống lại các yếu tố cơ bản trong design, và giờ thì, cùng bắt tay vào thiết kế thôi nào!
Nguồn: Canva