Chứng khó đọc và giải pháp trong lựa chọn Font
Chứng khó đọc và giải pháp trong lựa chọn font
- 8 tiện ích mở rộng của Google Chrome dành cho designer
- Grid system · làm quen với hệ thống lưới trong thiết kế
- Bộ typeface về tre siêu ấn tượng của tác giả Việt
- Bìa album usuk có thiết kế như thế nào
- UI/UX là gì? Học ngành gì phù hợp để trở thành một UI/UX designer?
- [nguyên tắc cơ bản trong thiết kế] Phần 1 sự cân bằng
Chúng ta đều biết việc lựa chọn font chữ rất quan trọng trong việc đoạn thông tin có trở nên dễ nhìn dễ đọc hay không. Điều này càng quan trọng hơn đối với những người mắc chứng khó đọc (Dyslexia). Vốn là những người gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin dạng văn bản, việc sử dụng có khoa học font chữ sẽ giúp quá trình tiếp học tập và làm việc của họ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chứng khó đọc (Dyslexia) là một khiếm khuyết mà người mắc phải sẽ gặp các vấn đề về đọc hiểu hay đánh vần. Chứng bệnh này không bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến nghe nhìn hay trí tuệ. Những người mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong quá trình đánh vần, đọc, viết hay nghe hiểu người khác… Nhìn chung, quá trình tiếp cận các thông tin dạng văn bản của những ngừoi mắc chứng bệnh này sẽ khó khăn hơn.
Cấu trúc của não, gen di truyền được xem là nguyên nhân của chứng bệnh này. Chứng khó đọc khá phổ biến. Theo một số khảo sát, có từ 10 đến 17% dân số mắc phải chứng bệnh này.
Khó đọc có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều, từ học tập cho đến làm việc. Các nhà khoa học nhận thấy rằng việc thay đổi kiểu chữ có thể tăng khả năng đọc của những người mắc chứng bệnh này. Từ đó họ rút ra một số quy luật chung trong việc sử dụng font chữ:
- Kích thước của phần ascender và descender có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng đọc. Nếu phần ascender và descender ngắn sẽ khiến của chữ khó nhận diện và kém chính xác hơn.
- Sans serif, các font phong cách chữ viết tay và monospace giúp người mắc chứng khó đọc có thể đọc dễ hơn so với serif
- Tránh sử dụng các font italic và gạch chân chữ. Ngoài ra cũng cần tránh sử dụng toàn bộ chữ in hoa vì chữ in hoa khiến hình dạng các chữ trở nên đồng đều, khó phân biệt hơn.
Một số nhà thiết kế đã tạo riêng ra font dành cho những ngừoi mắc chứng khó đọc. Ví dụ như Dyslexie, OpenDyslexic và Read Regular. Cấu tạo chung của chúng là các chữ có độ khác biệt để giúp người đọc định hình được đó là chữ gì. Ngoài ra khi thiết kế, họ cũng tránh việc tạo ra các chữ có cùng thiết kế (ví dụ như cặp b và d thường có chung một thiết kế và được lật ngược lại).
Helvetica, Courier, Arial, Verdana là những font được đề nghị sử dụng đối với những ngừoi mắc chứng khó đọc. Một số người cho rằng Comic Sans cũng là một giải pháp tốt. Tuy nhiên thiết kế của Comic Sans có vẻ như không thích hợp để áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Lexie Readable là một font chữ cải tiến từ Comic Sans nhưng bớt tính 'trẻ con' hơn. Font này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chứng người mắc chứng khó đọc.