Geometric Pattern · họa tiết hình khối
Trong thế giới họa tiết, bạn đã từng nghe tới Geometric Pattern? Chúng rất được các designer ưa chuộng đó. Geometric Pattern giúp thiết kế trở nên thú vị và có điểm nhấn hơn, đồng thời tạo những hiệu ứng thị giác khác nhau cho người nhìn.
- Geometric Pattern · họa tiết hình khối
- Xây dựng tủ màu cho thiết kế
- Hè tới, Mirinda đổi bộ nhận diện mới mang tên "Making an M-pact"
- Visual Art là gì? tầm ảnh hưởng của visual Art trong thiết kế
- Adobe Premiere Rush là gì? Vì sao gọi Adobe Premiere Rush là ứng dụng toàn năng trong việc chỉnh sửa video trên điện thoại?
- Brochure là gì? 10 Lưu ý quan trọng khi thiết kế brochure
Trong bài viết này, chúng mình cùng tìm hiểu 6 xu hướng thiết kế họa tiết hình khối phổ biến hiện nay nhé.
Nhưng trước hết, Geometric Pattern là gì?
Bạn tưởng tượng chúng giống như được đặt trong một chiếc lưới, hay đơn giản hơn - một tổ ong! Và mỗi một pattern (một họa tiết) được đặt trong một ô của tổ ong này. Như vậy, khoảng cách giữa chúng đều bằng nhau và có vẻ rất trật tư, “ngay hàng thẳng lối” phải không nào?
Tóm lại, Geometric Pattern là các họa tiết bằng nhau và được sắp xếp theo một quy luật/ trật tự nhất định.
Geometric Pattern là mẫu họa tiết lí tưởng với những người mới bắt đầu thiết kế, bởi nó không quá phức tạp và đòi hỏi tính sáng tạo cao như Allover Pattern, nhưng nó giúp trang web hoặc sản phẩm, đặc biệt là các thiết kế bao bì hoặc logo trông chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.
Isometric Pattern - Họa tiết 3D
Các mẫu họa tiết Isometric thường tạo ra hiệu ứng 3D, khiến thiết kế có chiều sâu và góc cạnh hơn. Ở hình ảnh dưới đây, tác giả sử dụng những gam màu mạnh, khá “gai góc”, nhằm tạo hiệu ứng “ảo ảnh”, khiến người nhìn hiểu lầm rằng những hình khối đang nổi hẳn lên trên bề mặt. Nếu chúng mình biết sử dụng một cách chừng mực và sáng tạo, Isometric Pattern sẽ rất hữu ích khi bạn muốn làm nổi bật một vài chi tiết cụ thể nào đó.
Mix cùng hình ảnh:
Đôi khi, những họa tiết ngang dọc nhìn thật nhàm chán và thiếu điểm nhấn. Đó là lúc hình ảnh cần được tận dụng, giúp thiết kế trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Trong ví dụ dưới đây, bằng cách sắp xếp các hình ảnh và hình khối theo nhiều cách khác nhau, phối cùng một bảng màu khá cổ điển, những bức ảnh rời rạc trở thành một tổng thể ấn tượng và độc đáo.
Bạn thấy đấy, bản thân việc cắt ghép các hình ảnh theo khuôn Geometric, tức là theo các dạng hình học khác nhau (như hình thoi, tam giác,...) đã khiến ảnh đã đỡ nhàm chán hơn rất nhiều rồi. Đó là lý do hình ảnh và Geometric Pattern rất hợp để “cặp kè” với nhau, giúp tổng thể sinh động và bắt mắt hơn.
Đơn sắc - Back to basic
Nếu bạn là designer ưa phong cách tối giản, một mẫu Monochrome Pattern (đơn sắc) là dành cho bạn đấy. Mẫu thiết kế này thường đem lại cảm giác sang trọng, sắc sảo và tinh tế. Vậy nên, khi nào bạn cảm thấy họa tiết của mình đang bị phức tạp và quá nhiều chi tiết, hãy cân nhắc chọn những gam màu cơ bản để cân đối lại, tạo nên một tổng thể gọn gàng và không bị rối mắt người nhìn nhé.
Bất cân xứng
Mặc dù Geometric Pattern là loại thiết kế thường đi theo trật tự, tuy nhiên, bạn cũng có thể phá vỡ quy luật để tạo nên một sản phẩm độc đáo và sáng tạo hơn. Bạn có thể sắp xếp các hình khối, các nét thẳng ở một vị trí không-ngờ-tới chẳng hạn.
Ví dụ trong package của Olivia King, những mảng màu với đủ dạng hình khối, không có một điểm chung nhất định nào. Nhìn qua chẳng hề ăn khớp, nhưng về tổng thể lại thật ấn tượng và độc đáo, đúng không nào?
Đậm thật đậm
Nếu bạn muốn thiết kế theo xu hướng tối giản nhưng vẫn phải ấn tượng, thì một mẫu pattern đậm và có độ tương phản cao là lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Ở hình ảnh trên, Daniel Nordmo sử dụng dòng chữ V màu đen dày, cùng kiểu chữ serif và bao bì trơn. Lưu ý rằng, Daniel đã khéo léo dùng pattern hình học bằng cách sử dụng các hình zigzag ngoằn ngoèo làm điểm nhấn cho tổng thể bao bì tối giản.
Thiết kế logo:
Các pattern hình học thường mang các yếu tố thiết kế mạnh mẽ và nổi bật, vì vậy, chúng rất phù hợp để đưa vào thiết kế logo.
Từ một logo chữ M đã được “làm mới” qua các mẫu Geometric Pattern khác nhau, bằng rất nhiều loại màu sắc, pattern, gradient, v.v... Cách làm này giúp tạo sự đa dạng và tính linh hoạt cho thiết kế, khiến người xem không bị nhàm chán, đồng thời vẫn giữ được sự nhất quán và nổi bật của thương hiệu chữ “M”.
Tạm kết
Mong rằng với những mẫu thiết kế trên đây đã phần nào gợi ý và tạo cảm hứng cho bạn. Từ website, logo, bao bì sản phẩm.... Geometric Pattern đều ứng dụng cực cao, dễ “kết bạn” với nhiều loại thiết kế lắm đấy.
Nguồn: https://www.canva.com/learn/geometric-design/
https://blog.visme.co/geometric-patterns/