Hiệu ứng sunstar trong nhiếp ảnh
- STOPMOTION LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN LÀM STOPMOTION ĐƠN GIẢN
- Frame rate là gì? Sử dụng frame rate thế nào cho hiệu quả?
- Học thiết kế đồ hoạ có cần biết vẽ không?
- Hướng dẫn tạo Pattern cực đơn giản bằng Illustrator
- Dùng định dạng File nào mới chuẩn? psd, jpg, tiff, GIFf, psd
- Booklet là gì? tham khảo 15 mẫu booklet đẹp nhất
Mùa hè đang tới gần và còn gì thú vị bằng chuyến đi chụp ảnh trong một ngày đầy nắng. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi có cách nào để ánh sáng mặt trời trở nên tuyệt vời hơn trong bức ảnh chưa? Câu trả lời là hãy biến mặt trời thành một ngôi sao thật bự. Và trong nhiếp ảnh có một kỹ thuật giúp bạn đạt được điều này, đó là hiệu ứng sunstar. Vậy ‘sunstar’ là gì?
Sunstar đơn giản là những tia sáng đi ra từ mặt trời, hoặc bất kỳ điểm sáng nào khác như ánh trăng, đèn flash hay đèn đường vào ban đêm chẳng hạn. Sunstar phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ống kính và kỹ thuật tạo ra nó. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thủ thuật và thiết lập máy ảnh để khai thác tối đa sunstar trong bức ảnh.
------------------
Nguồn ảnh: Internet
Hãy khép khẩu lại
Sunstar được tạo ra khi ánh sáng đi qua ống kính được khép khẩu và sau đó ánh sáng được kết hợp với các lá khẩu trong ống kính. Vậy chìa khóa của sunstar nằm ở thiết lập khẩu độ. Bạn sẽ cần phải điều chỉnh thiết lập khẩu độ, do đó hãy cài đặt chế độ chụp thành Av (Aperture-priority) hoặc M (Manual). Sau đó, xoay bánh xe và cài đặt khẩu độ nhỏ nhỏ (số f lớn) trên máy ảnh. Số này khác nhau tùy ống kính, nhưng bạn có thể thiết lập nó f/22 chẳng hạn.
Khi bắt đầu với nhiếp ảnh, nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn rằng 'khẩu độ nhỏ' có nghĩa là f/1.0, f/2.0, f/3.2 vv ... nhưng thực tế lại ngược lại, nhỏ có nghĩa là số f/16, f/22 hoặc lớn hơn nữa.
Lựa chọn nguồn sáng
Tuy ở mỗi điểm sáng đều có thể tạo ra hiệu ứng sunstar, nhưng sunstar dễ hiện ra khi nguồn sáng có sự tập trung, có nghĩa là nó xuất hiện càng giống một điểm sáng mạnh duy nhất và xung quanh nó là vùng tối. Vì thế khi bạn che mặt trời một phần thù phần tối hơn sẽ làm sunstar xuất hiện. Một số cách che mặt trời phổ biến và hiệu quả là núi che ngang, tán lá hay cành cây che xung quanh.
Ngoài ra nguồn sáng phải đủ mạnh, đủ rõ, có sự tương phản giữa điểm sáng và vùng tối xung quanh (như mặt trời, mặt trăng, đèn đường buổi tối,...) mới có thể tạo ra sunstar. Vào những ngày trời trong xanh không có sương mù, không làm mặt trời bị mờ đi sẽ tạo ra sunstar rõ nét. Ngược lại, nếu để mây che mặt trời hoặc sương mù trong không khí sẽ làm cho ánh mặt trời bị khuếch tán, không đủ tương phản sẽ không thể tạo ra sunstar.
Thiết lập máy ảnh như nào để có sunstar mà không bị cháy sáng
Mặt trời rất nguồn sáng mạnh và gắt, nên ảnh của bạn có khả năng bị lóa do bị thừa sáng điều này khiến cho sunstar không còn rõ nữa thậm chí làm hỏng bức ảnh. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này.
Nếu đang sử dụng chế độ chụp ảnh Av, hãy cài đặt bù phơi sáng thành một giá trị âm. Ví dụ EV-2 hoặc -3 sẽ ổn. Hoặc nếu bạn đang sử dụng chế độ M hãy tăng tốc độ màn trập lên. Ví dụ từ 1/100s lên 1/200 hoặc 1/400 chẳng hạn. Nhưng nếu bạn sử dụng bù phơi sáng âm, hoặc tăng tốc nhiều hơn nữa bức ảnh của bạn sẽ rất tối và tạo ra hiệu ứng bóng.
Nếu bạn muốn giảm độ sáng xung quanh khu vực mặt trời mà vẫn đảm bảo độ sáng và chi tiết của vùng tối.:
Cách thứ nhất sẽ khá tốn kém đó là các bạn phải trang bị tấm kính lọc Grad ND với mục đích cản bớt ánh sáng của khu vực bầu trời mà vẫn đàm bảo nguồn sáng ở khu vực tiền cảnh. Nhược điểm của phương pháp này là sẽ không sử đụng được nếu trong ảnh có nhiều nguồn sáng ở các và không tập trung ở cùng một khu vực, như chụp đèn đường vào buổi tối.
Cách thứ hai, sử dụng chế độ bracketing để chụp nhiều tấm ảnh với các mức độ giá trị phới sáng khác nhau, sau đó hay ghép chúng lại trong quá trình hậu kỳ. Nhược điểm của phương pháp này sẽ không thể ứng dụng cho ảnh có đối tượng chuyển động.
Chất lượng và loại ống kính
Chất lượng của sunstar hoàn toàn phụ thuộc vào thiết kế của mỗi mẫu ống kính. Nếu bạn có đam mê với sunstar, hãy nghiên cứu xem ống kính nào có hình dạng sunstar mà bạn thích.
Số cánh của sunstar phụ thuộc vào số lá khẩu trên ống kính. Nếu ống kính có số lá khẩu chẵn thì sẽ có số cánh sunstar bằng với số lá khẩu. (Ví dụ như ống Voigtlander VM có 10 lá khẩu nên sẽ tạo ra sunstar có 10 cánh). Ống kính có số lá khẩu lẻ sẽ có số cánh sunstar bằng 2 lần số lá khẩu. (Ví dụ như ống Canon 16-35 f4 có 9 lá khẩu nên sẽ tạo ra sunstar có 18 cánh).
Thêm một điều cần lưu ý là khi bạn chụp khép khẩu, bụi bẩn trên ống kính sẽ nhìn thấy rõ hơn trong ảnh và chúng trở nên rõ hơn nữa khi có sự xuất hiện mặt trời, vì ánh sáng của mặt trời sẽ phản chiếu lại bụi bẩn. Nếu xem lại ảnh mà bạn thấy các chấm đen gần các tia sáng? Chúng thực ra là do bụi trên ống kính tạo ra. Để tránh những vết như thế, hãy đảm bảo bề mặt ống kính của bạn được sạch.