Hiểu về nguồn sáng. Ánh sáng và màu sắc (Phần 1)

Hiếu Bùi · 2022-12-04 09:27:42 · 4130 lượt xem
image - Hiểu về nguồn sáng. Ánh sáng và màu sắc (Phần 1)

Trong Series này, mình sẽ chia sẻ về ánh sáng và màu sắc ảnh hưởng như thế nào trong tác phẩm của các bạn. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng chúng trong môi trường 3D.

Không giống như hầu hết các kiến thức về mỹ thuật mà trước đây chúng ta được học về hội họa như phối cảnh hay cách sử dụng màu. Trong Series này, mình sẽ chia sẻ về ánh sáng và màu sắc ảnh hưởng như thế nào trong tác phẩm của các bạn. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng chúng trong môi trường 3D. Sau series này, các bạn có thể tự trả lời các câu hỏi như "Khung cảnh sẽ như nào nếu mặt trời chuyển về hoàng hôn?" hay "Sự tương quan giữa màu sắc của ánh sáng và khoảng cách với nguồn sáng đó?". Mọi người có thể xem thêm các bài viết khác tại blog của mình: https://hieubuivfx.com/

1. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời (Direct Sunlight) 

Tưởng tượng trước mắt bạn là khung cảnh của một buổi sáng trong xanh mùa thu Hà Nội. Bạn có thể thấy rằng có 3 nguồn sáng khi chúng ta nhìn vào khung cảnh, đó là: ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng từ bầu trời xanh và ánh sáng từ sự phản xạ ánh sáng của các vật thể trong không gian. Dễ dàng có thể thấy ánh sáng bầu trời và sự phản sáng tạo ra khung cảnh chính. 

Vào những ngày trời quang, chúng ta có thể thấy bầu trời có màu xanh bao phủ xung quanh mặt trời. So với màu sắc của ánh sáng mặt trời, màu của bầu trời rộng, mềm và đến từ nhiều hướng hơn. Vào nhưng hôm không có mây, chúng ta dễ dàng có thể quan sát được bầu trời có màu xanh ngả dần sang tím nhiều hơn. Và bóng của các đồ vật cũng ám một chút màu xanh của bầu trời. Càng có nhiều mây thì bóng càng có xu hướng ngả sang màu xám nhiều hơn. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-001

Kingston Library, 2004. Oil on panel, 10 x 8 in

Ở ví dụ bên trên, ở bên trên họa tiết, chúng ta thấy bóng của cửa đổ xuống trên họa tiết đó. Đồng thời ánh phản sáng cũng chiều lên nó. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được màu xanh của bầu trời nhờ shadow cũng ám một chút màu xanh lên nó. 

2. Ánh sáng của ngày mây mù (Overcast Light) 

Hầu hết chúng ta đều thích ngày có nắng có gió hay còn gọi là một ngày đẹp trời. Nhưng họa sĩ hay các photographers thường thích ngày có mây mù nhiều hơn. Bởi vì mây sẽ che phủ bầu trời, giúp giảm thiểu ánh nắng gắt từ mặt trời. Đồng thời làm giảm độ tương phản giữa phần sáng và phần tối trong bức tranh của họ. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-002

Maine Church, 1995. Oil on board, 10 x 8 in

Khi bạn phải tạo ra một ảnh có nhiều chi tiết ở ngoại cảnh thì Overcast Light là cách ứng dụng dễ nhất. Overcast Light giúp sử dụng các màu sắc gốc của vật thể mà không sợ chúng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời. Lúc này bóng (shadows) sẽ khá mềm khiến cho bức tranh trở nên đơn giản và dễ hiểu. 

Overcast Light không thay đổi quá nhiều trong ngày. Màu sắc của vật thể cũng thường xuất hiện sáng hơn và "nguyên bản" hơn khi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nó sẽ giúp thể hiện các pattern của một bộ trang phục hoặc các ký hiệu nói chung. Bầu trời cũng xuất hiện với màu xám nhạt hoặc trắng. Thường là phần trắng nhất trong toàn cảnh.  

Photographers thích Overcast Light bởi với ánh sáng này, họ sẽ dễ dàng chỉnh thông số exposure (phơi sáng). Ngược lại khi ta dựng hình trong không gian 3D (3D Modeling), Overcast Light là môi trường khó để tạo dựng lên nhất vì có nhiều thông số ánh sáng cần phải điều chỉnh để ra được cảnh đó. 

3. Ánh sáng từ của sổ (Window Light) 

Các cảnh nội thất thường được chiều sáng bởi ánh sáng mềm (soft light) thông qua của sổ xuyên vào trong phòng. Loại nguồn sáng này khá phổ thông với artist bới tính ổn định và sự hiểu quả dễ dàng. hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-003

Denison's Study, 1993. Oil on board. 11 1/2 x 20 in. Published in Dinotopia: The World Beneath.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trong một căn phòng, mà ở đó ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào cửa sổ, chúng ta có thể thấy ánh sáng đó thường khá xanh nhạt. Ánh sáng lạnh đó thường tạo nên sự tương phản với các ánh sáng vàng ấm khác ở trong căn phòng. Vào những ngày nắng, thường sẽ có thêm một nguồn sáng nữa chiếu xuống mặt đất và phản sáng lại căn phòng. Điều này sẽ dễ dàng thấy nếu nhà bạn có sử dụng gạch ốp màu trắng. Màu sắc của ánh sáng đó thường sẽ có màu gần xanh hoặc cam phụ thuộc vào mặt đất của bạn màu gì.  


4. Ánh sáng nến và ánh sáng lửa

Ánh sáng đến từ ngọn nến, đèn lồng và ngọn lửa đều là ánh sáng màu vàng cam. Ánh sáng thường khá yếu, cường độ tăng giảm thay đổi dựa vào ngọn lửa. Khi trời tối hoặc khi có chạng vạng, ánh sáng đó càng trở nên rõ ràng hơn. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-004

Mammoth in Snowy Village, 1991. Oil on board, 7 x 16 in. 

Trước khi chúng ta có đèn điện, nến và đèn lồng được sử dụng khi trời tối. Đèn nến tạo ra ánh hào quang màu vàng ấm. Điều đó tạo sự tương phản rất lớn trong cảnh đó. Khi nói đến ánh sáng của nến, chúng ta sẽ cần phải biết về Fall-off.

Fall-Off là ánh sáng đến từ bất kỳ nguồn sáng nào cũng sẽ trởn nên mờ nhạt tương quan với khoảng cách từ vật đó đến nguồn sáng. Sự giảm thiểu về ánh sáng này được gọi là Fall-Off. Chúng ta có thể nhìn xuống phần ví dụ ở bên dưới. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-005

Inverse Square Law

Sự thay đổi về ánh sáng phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn sáng đến vật thể. Khi khoảng cách gấp đôi thì ánh sáng sẽ yếu đi khoảng 4 lần. Khoảng cách gấp 3 thì ánh sáng sẽ yếu đi khoảng 9 lần so với ban đầu.

5. Ánh sáng đèn trong nhà (Indoor Electric Light) 

Những loại ánh sáng trong nhà phổ biến ngày nay có thể kể tên là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Để có thể tạo ra hiệu ứng của ánh sáng trong nhà, chúng ta cần lưu ý ba yếu tố sau: độ sáng tương đối, ánh sáng gắt hay không gắt và màu sắc. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-006

a. Độ sáng tương đối 

Ánh sáng của bóng đèn được đo bởi quang phổ nhưng với Artist thì họ sẽ quan tâm đến mối tương quan giữa các nguồn sáng, đặc biệt khi có nhiều hơn một nguồn sáng trong cảnh. Độ sáng tương đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: công suất đèn, loại đèn, khoảng cách giữa đèn và các vật thể và cường độ sáng của các nguồn sáng khác. 

b. Ánh sáng gắt hay không gắt (Hardness or Softness) 

Độ gắt của đèn phụ thuộc vào kích thước của đèn được nhìn từ View của tác giả. Đèn gắt được tạo bởi đèn có kích thước nhỏ như mặt trời hoặc spotlight (đèn chùm). Đèn gắt (Hard Light) dễ dàng định hướng và thường tạo cảm giác kịch tính. Đồng thời nó cũng tạo ra bóng sắc nét và hiện rõ được texture và highlight. 

Đèn mềm (Soft Light) phát ra để làm sáng một khoảng không gian lớn như đèn huỳnh quang cỡ lớn. Nhìn chung, soft light tạo cảm giác flat (phẳng) và lan tỏa. Nó thường tạo ra bóng mờ hơn. Sự dịch chuyển giữa vùng sáng và vùng tối cũng trở nên mềm mại hơn so với hard light.

c. Màu sắc (Color Cast)  

Color Cast thường được đo bởi sóng màu sắc của đèn đó, thường được đo bởi nhiệt độ Kevin. Color Cast thường khá khó để phán đoán khi chỉ nhìn vào màu sắc thông thường của đèn đó. Thường thì đèn sợi tóc sẽ vô cùng mạnh và thường là màu cam-đỏ và yếu ở màu xanh nước biển.

6. Đèn đường và ánh sáng vào buổi tối (Streetlights & Night Conditions)

Trước khi đèn đường được phát minh vào cuối thế kỷ XIX, chỉ có 2 loại ánh sáng và buổi tối: ánh sáng mặt trăng - thường xuất hiện với màu xanh nước biển hoặc xám; và màu vàng - ánh sáng nến hoặc lửa. Ngày nay khi chúng ta có đèn đường, chúng ta đã có thêm rất nhiều màu sắc cho ánh sáng vào buổi tối.

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-007

Old Hudson, 2004. Oil on canvas, 24 x 30 in.

Một vài cách để có thể học cách sử dụng ánh sáng vào buổi tối 

  • Chụp ảnh sử dụng chế độ cài đặt dành cho chụp vào buổi tối.  
  • Tắt chế độ white balance và chụp ảnh dưới nhiều loại đèn đường khác nhau. Sau đó so sánh chúng với nhau và xem cách màu sắc hoạt động như thế nào...

7. Vật phát quang

Khi một vật thể nóng lên và nó phát sáng, chúng ta gọi nó là đèn đốt. Nhưng có những thứ tự phát sáng với màu sắc lạnh, chúng ta gọi nó là vật thể phát quang. Loại ánh sáng này có thể đến từ vật thể sống cũng như vật thể thường. 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-008

a. Phát quang sinh học (Bioluminescence) 

Sinh vật có thể phát sáng thường sống dưới biển. Chúng có thể là cá, bạch tuộc, sứa, vi khuẩn và tảo. Sâu dưới lòng đại dương, các loài sinh vật phát sáng để xua đuổi các thú săn mồi, tạo mồi nhử và tìm bạn tình. Một vài loài động vật kích hoạt chế độ phát sáng tạo ra cảm giác vô cùng đẹp dưới đại dương. Trên cạn thì chúng ta cũng có vài loài động vật như đom đóm, cuốn chiếu và rết. Một vài loại nấm cũng có khả năng phát sáng tương tự như vậy. 

b. Huỳnh quang (Fluorescence) 

Vật thể huỳnh quang được tạo bởi các vật thể chuyển về dạng năng lượng điện từ như tia cực tím. Một vài loại khoáng sản như hổ phách và canxi sẽ tạo ra dải đa sắc khi được chiếu bởi tia cực tím. 

c. Kỹ thuật 

  1. Vật phát quang thường chuyển từ màu này sang màu khác
  2. Màu xanh nước biển - xanh lá cây (Blue-Green) là màu thường thấy nhất dưới biển bởi vì bước sóng này di chuyển nhanh dưới nước.
  3. Bạn có thể tạo 1 scene tối sau đó thêm một vài hiệu ứng ánh sáng để thực hiện dạng này

8. Các nguồn sáng ẩn (Hidden Light Sources) 

hieubuivfx-hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1-009

 Canals at Night, 1995. Oil on board, 8 x 10 in. 

Có ít nhất 3 cách để tạo ánh sáng trong khi các nguồn sáng được ẩn: 

  1. Từ nguồn sáng từ bên ngoài cảnh (bức tranh)
  2. Từ các nguồn sáng bên trong cảnh mà không dễ dàng để nhìn thấy. 
  3. Từ các nguồn sáng bên trong cảnh mà bị giấu từ góc nhìn của khán giả

Source: https://hieubuivfx.com/art-foundation/hieu-ve-nguon-sang-anh-sang-va-mau-sac-phan-1/

Hiếu Bùi · 2022-12-04 09:27:42 · 4130 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội