Phối cảnh là gì và ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh
Phối cảnh là gì và ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh
- Full Lộ Trình Học Photoshop Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 2)
- 6 trang blog về thiết kế đồ họa bạn nên xem ngay đi!
- 7 mẫu Card Visit đẹp được ưa chuộng nhất
- Tổng hợp những tính năng AI mới nhất 2025 trên các phần mềm của nhà Adobe
- Cận cảnh BST thời trang phiên bản giới hạn của Red Bull “Húc Tới Đi"
- Học cách phối màu banner từ 9 thương hiệu nổi tiếng colorme
Phối cảnh - Perspective
Một tín hiệu thể hiện chiều sâu quan trọng đó chính là phối cảnh. Khi chúng ta tạo ra một ảo ảnh về không gian trên màn hình, chúng ta cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của phối cảnh trong thế giới thực.
Trên đây là một tấm mặt phặng 2D. Tấm này có các đường thẳng song song với nhau tạo thành hình vuông và hình chữ nhật. Cái này gọi là tấm phẳng mặt trước.
Hình ảnh này là một ví dụ minh họa của tấm phẳng mặt trước. Như chúng ta có thể thấy, tấm phẳng mặt trước và hình ảnh bức tường này đều không có chiều sâu. Nhưng chúng ta có thể gắn thêm chiều sâu cho nó bằng cách thêm các nguyên tắc của phối cảnh. Các nguyên tắc của phối cảnh chia làm 3 loại chính : Loại một điểm tụ, loại hai điểm tụ và loại 3 điểm tụ.
Phối cảnh 1 điểm tụ
Đây là loại phối cảnh đơn giản nhất.
Vẫn sử dụng bức tường như trên, nhưng lúc này vị trí chụp ảnh đã bị thay đổi, điều này đã tạo ra chiều sâu cho bức ảnh.
Đường giao nhau giữa đường trên và đường dưới của tấm phẳng gặp nhau tạo ra điểm tụ (vanishing point – viết tắt là VP). Thường thì các điểm tụ xuất phát từ đường chân trời (horizon), có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Nó tạo ra một mặt phẳng theo chiều dọc, là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng để tạo nên một ảo ảnh có chiều sâu. Một mặt của mặt phẳng tạo cảm giác nó xa hơn mặc dù nó xuất hiện trên một mặt phẳng 2D không hề có chiều sâu.
Một ví dụ vô cùng phổ biến của phối cảnh một điểm tụ đó là khi chúng ta đứng ở giữa của một đường ray. 2 đường thẳng của đường ray sẽ xuất hiện và giao nhau tại đường chân trời. Trên thực tế, 2 đường ray không bao giờ giao nhau, chắc chắn nó sẽ luôn luôn song song với nhau. Nhưng nhờ định luật phối cảnh, chúng sẽ giao nhau khi ta chụp ảnh nó.
2 đường ray tạo nên một mặt phẳng dọc. Mặt phẳng này sẽ được mở rộng cho đến khi nó gặp đường chân trời. Càng có nhiều đường ray hội tụ với nhau, ta càng có cảm giác chúng trở nên xa hơn. Sự hội tụ này xảy ra trong cả thế giới thực và trong thế giới màn hình. Nhưng khi xuất hiện trên màn hình, nó xuất hiện trên một bề mặt 2 chiều và là dấu hiệu để tạo nên chiều sâu cho bức ảnh. Các tuyến đường sắt dường như đi vào chiều sâu của bức hình nhưng thực tế lại không có chiều sâu cho bức hình.
Phối cảnh 2 điểm tụ
Tiếp theo là phối cảnh 2 điểm tụ. Phối cảnh 2 điểm tụ thì phức tạp hơn một chút. Nó sẽ có 2 điểm tụ ( 2 điểm VP) nằm trên đường chân trời (horizon). Có rất nhiều cách để có thể ví dụ minh họa cho một ảnh có phối cảnh 2 điểm tụ.
Ở hình ảnh trên, chúng ta đã được giới thiệu về hình ảnh với một điểm tụ tạo ra một mặt phẳng có chiều sâu. Cũng ở hình ảnh đó, chúng ta có thể chuyển nó về hình ảnh với 2 điểm tụ. Ví dụ như sau :
Lúc này, chúng ta chỉ cần chếch góc nhìn lên hoặc hướng góc nhìn xuống, chúng ta sẽ có một mặt phẳng có 2 điểm tụ. Một điểm tụ sẽ là sự giao nhau giữa đường thẳng phía trên và đường thẳng phía dưới tạo và gặp nhau tại đường chân trời, điểm VP này nằm ở bên phải của khung hình. Điểm hội tụ còn lại là sự giao nhau giữa đường thẳng bên trái và đường thằng bên phải, nó nằm tại phía trên của khung hình. Nếu góc nhìn được chuyển từ chếch lên thành nhìn xuống, thì điểm VP thứ 2 sẽ nằm ở bên dưới của khung hình.
Phối cảnh 2 điểm tụ có thể xuất hiện khi 2 mặt phẳng giao nhau như hình dưới.
Ví dụ cho phối cảnh này có thể là hình ảnh của một tòa nhà được chụp từ một góc bên ngoài của tòa nhà đó.
Khi đó, đường thẳng phía trên và phía dưới của 2 mặt phẳng sẽ giao nhau tạo thành 2 điểm VP khác nhau và 2 điểm này sẽ nằm trên đường chân trời.
Ngược lại, chúng ta có thể bắt gặp một hình ảnh khác cũng có phối cảnh 2 điểm tụ. Đó là khi chúng ta có bức hình của một góc của một căn phòng
Và 2 điểm tụ này nằm ở đằng sau của 2 mặt phẳng.
Phối cảnh 3 điểm tụ
Phối cảnh 3 điểm tụ thường phức tạp hơn phối cảnh 1 điểm tụ hoặc 2 điểm tụ. Ví dụ cho hình ảnh với phối cảnh 3 điểm tụ dưới đây :
Hình ảnh này miêu tả một tòa nhà cao tầng được chụp từ bên dưới với góc nhìn hướng lên trên. Các đường thẳng của các mặt phẳng của tòa nhà hội tụ với nhau tạo thành các điểm tụ khác nhau. Có 1 điểm tụ sẽ nằm ở phía bên trên của tòa nhà. Các điểm còn lại sẽ nằm ở 2 bên của tòa nhà.
Áp dụng của định luật phối cảnh vào nhiếp ảnh
Khi camera chỉ ở ngang tầm mắt, nhân vật của chúng ta là phẳng.
Nhưng khi chúng ta hướng góc của camera lên phía trên hay xuống dưới. Chúng ta sẽ có cảm giác khác về nhân vật. Khi chúng ta hướng góc nhìn của camera lên phía trên. Lúc này chúng ta đã tạo được một mặt phẳng vô hình với điểm VP nằm ở phía trên của khung hình. Nhân vật được nhìn từ phía dưới lên có cảm giác trở nên cao hơn, to lớn hơn so với bình thường. Đó cũng là lý do vì sao một số bạn trẻ thích được chụp ảnh với góc từ dưới lên, nó tạo cho người xem cảm giác nhân vật chính cao hơn so với bình thường.”Chân dài hơn – giống người mẫu hơn”.
Nếu chúng ta hướng góc nhìn của camera từ trên xuống dưới. Chúng ta cũng tạo ra một mặt phẳng với điểm VP nằm ở bên dưới của khung hình. Khi chụp từ trên xuống như ví dụ minh họa, nhân vật trở nên nhỏ bé hơn hoặc đôi khi khiến cho người xem cảm thấy nhân vật chính đang trong tình huống khó khan, sợ hãi và nhỏ bé. Cũng vì lý do này mà một số các bạn muốn chụp ảnh từ trên xuống, để tránh tạo cảm giác “bị béo”, tránh phần nọng ở cổ khi chụp ảnh.
Nếu có 2 bức tường ở giữa thì nhân vật của chúng ta nên nằm ở giữa 2 bức tường. Bởi vì nó sẽ thu hút ánh mắt người xem và dẫn dắt người xem. Gây sự chú ý cao độ cho người xem. Nhưng nó không có nghĩa rằng nhân vật lúc nào cũng phải nằm ở giữa 2 điểm VP. Nhưng điều quan trọng rằng, nhân vật sẽ trở nên thu hút hơn nếu nó nằm ở giữa 2 điểm VP
Kết luận :
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phối cảnh một điểm tụ, hai điểm tụ và ba điểm tụ. Hình ảnh của bạn có càng nhiều điểm VP thì nó sẽ càng tạo nên sự rõ rệt về ảo ảnh chiều sâu. Một điểm VP đã có thể tạo nên chiều sâu cho bức ảnh nhưng thêm 2 hoặc 3 điểm VP có thể tăng cường chiều sâu cho bức ảnh.
Hãy nhớ rằng, dù bạn có thể bao nhiêu điểm VP vào bức ảnh của bạn thì nó vẫn chỉ là một tấm ảnh phẳng 2D. “Nó chỉ là ảo ảnh và không hề có chiều sâu thật sự”. Tất cả các bức ảnh nên có chiều sâu để tạo nên ảo giác khiến chúng ta nghĩ nó thật nhất có thể. Đồng thời nó cũng giúp hỗ trợ những mong muốn của người thực hiện, người chụp ảnh.