Mid century modern

Ngọc Thảo · 2018-01-17 21:10:58 · 11000 lượt xem
image - Mid century modern

về một thời kỳ phục hưng của thế kỷ XX

Nội dung: Dịch và tổng hợp từ Medium.com

Trình bày: Lưu Như Ngọc Thảo


A. Mid century modern là gì? 

Mid Century (giữa thế kỷ) là thời kỳ lịch sử mà ngày nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận trong nhiều lĩnh vực thiết kế trong đó có thiết kế đồ họa. Diễn ra vào khoảng thời gian từ năm 1933 - 1965 (sau chiến tranh thế giới thứ 2), đây được xem như “thời kỳ phục hưng trở lại” ở châu Âu.

Mid Century Modern có ảnh hưởng lớn rất nhiều mảng trong thiết kế đồ họa hiện đại, ví dụ đặc biệt có thể kể đến là “flat design” (thiết kế phẳng). Sự tương đồng dễ dàng nhận biết là việc sử dụng những hình khối đặc, hay đường line rõ ràng, sạch sẽ và palette với những màu sáng có tính tương phản cao.


B. Đặc điểm

Những thiết kế thời kỳ Mid Century được biết tới với khả năng truyền đạt một hay nhiều ý nghĩa phức tạp dưới hình thức thiết kế tối giản - giảm tối thiểu chi tiết đồ họa nhưng vẫn đảm bảo gợi mở ý tưởng rõ ràng. Chính nhờ điều này mà cho đến ngày nay, Mid Century Modern vẫn giữ được sự yêu thích từ rất nhiều Designers trên thế giới.

Đặc điểm của thiết kế thời kỳ này được thể hiện rõ nhất qua màu sắc, hình khối, typography và cách sử dụng không gian, khoảng trắng.


1/ COLOR – MÀU SẮC

Palette màu sắc thường dịch chuyển từ những màu sáng, sống động tới những màu ấm, nóng và đậm dần. Những màu sắc bạn có thể bắt gặp trong thời kỳ này là petal pink (hồng phớt), sunshine yellow (vàng của nắng), mint (bạc hà), fuchsia (tím fuchsia), turquoise (ngọc lam), gold (vàng kim), pumpkin (màu bí đỏ), paprika (đỏ ớt), hay màu olive (lá ô liu).

Để hiểu hơn về cách phối và sử dụng màu sắc trong thiết kế thời kỳ này, hãy quan sát các tác phẩm của Lucienne Day hay Josef Albers.

Ở hình a, tác phẩm SUNRISE sử dụng màu bí ngô kết hợp với vàng gold, hồng phớt trên nền màu kem – một bảng màu thanh nhã và dường như có ảnh hưởng từ cách dùng màu trong các thiết kế Nhật Bản xưa.


2/ SHAPES – CÁC HÌNH KHỐI

Trong các ví dụ ở phía trên, ngoài màu sắc, bạn cũng có thể thấy được các hình khối có vai trò lớn thế nào với những thiết kế thời kỳ này. Hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, đường line được dùng rất nhiều.

Dưới đây là 2 bìa sách được thiết kế bởi Rudolph de Harak và João da Câmara Leme. Với bìa cuốn Business and Society, các hình học được đặt chồng chéo lên nhau nhưng vẫn có quy luật nhất định. Ở cuốn O Último Moicano, hình người đàn ông cưỡi ngựa tạo nên từ các hình học cơ bản gợi người xem đến trò chơi ghép hình ngày bé này.


3/ TYPOGRAPHY

Với typography đáng kể đến nhất là sự ra đời và phát triển của Bauhaus (từ trường Bauhaus, Đức – 1937) và Swiss Style (Thụy Sĩ - những năm 1950). Typeface Bauhaus tròn và có độ dày lớn nhưng không rườm rà. Andrian Frutigers với typeface Univers và Frutiger đề cao tính gọn gàng nhưng vẫn rất tinh tế. Trong khi đó thì Swiss style cũng ưu tiên sự đơn giản, dễ ứng dụng trong thiết kế.

Các loại typeface được sử dụng hầu hết là sans serif, gọn gàng và thường có nét khá dày, đôi khi có cả slab serif và fat faces.

Ở thời kỳ này cũng xuất hiền nhiều thiết kế vận dụng negative & positive space (không gian âm – dương). Ví dụ dưới đây được thiết kế bởi Saul Bass cho bộ phim The Anatomy of a Murder. Hay bìa album Vibrations (Nhịp điệu) với các chữ cái bị chia cắt theo cách khiến người xem cảm thấy được những chữ cái đang chuyển động và có nhịp điệu.


4. USE OF SPACE –  SỬ DỤNG KHÔNG GIAN

Vận dụng hợp lý những khoảng trắng hay kết hợp không gian âm – dương mang đậm phong cách Mid Century Modern.

Paul Rand đã truyền bá phong cách đồ họa của thời kỳ này qua việc áp dụng chúng vào các thiết kế ấn phẩm quảng cáo, thiết kế logo. Khi xem các tác phẩm dù là mãi sau này của Paul Rand, chúng ta vẫn thấy rất nhiều các thiết kế vận dụng không gian âm - dương, như một vài ví dụ dưới đây:


Còn ở ví dụ này, những hình chữ nhật dường như đang nhảy sang phải, ra khỏi bìa album Tenors West như thể nhằm chừa lại phần khoảng trắng cho dòng chữ giới thiệu về album:

Và đây với bìa 1 cuốn sách về tâm lý học, Rudolph de Harak cho ta thấy việc thêm vào sự liên kết khoảng không gian âm – dương là với ý nghĩa gợi mở đến mối quan hệ giữa 2 người. Trang Medium đã nhận xét rằng Harak là bậc thầy trong thiết kế hậu hiện đại, ông biết cách diễn đạt những thông điệp giá trị qua những minh họa hết sức đơn giản.  

Ngọc Thảo · 2018-01-17 21:10:58 · 11000 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội