Motion Graphics là gì? Top 4 ứng dụng nổi bật của Motion Graphics

Mạnh Hùng · 2020-03-25 21:10:01 · 35859 lượt xem
image - Motion Graphics là gì? Top 4 ứng dụng nổi bật của Motion Graphics

Motion Graphics là thuật ngữ đôi khi xuất hiện khi mọi người có nhu cầu làm video nhằm quảng bá về một event hoặc sản phẩm. Vậy Motion Graphics là gì và ứng dụng của nó có phải chỉ trong quảng cáo không? Hãy cùng ColorME theo dõi bài viết sau nhé!

I. Motion Graphics là gì?

Motion Graphics là thuật ngữ được hình thành bởi kết hợp hai khái niệm “Motion” (chuyển động) và “Graphics” (đồ họa). Như vậy hiểu đơn giản là những gì liên quan đến phần tử đồ họa và được chuyển động, thì gọi là Motion Graphics

Hiểu rộng ra thì đây là một xu hướng/ phong cách làm video sử dụng hình ảnh đồ họa kết hợp sử dụng keyframe video để khiến chúng chuyển động hoặc tạo ra ảo giác về chuyển động. 

Ngày nay, Motion Graphics đã trở thành một xu hướng thời thượng của lĩnh vực đồ họa truyền thông đa phương tiện (Multimedia Graphics). Phong cách này đã nổi lên từ năm 2018 và đến bây giờ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Motion Graphics thường kết hợp với âm thanh khi sử dụng trong các dự án đa phương tiện để tạo cảm giác chân thật và đẩy cảm xúc người xem. Chúng ta thường thấy Motion Graphics trên các thiết bị điện tử như điện thoại/ máy tính,... nhưng khi xuất hiện bằng Hologram, Flip Book,... thì chúng cũng vẫn được coi là Motion Graphics đó. 

Motion Graphics có thể ở dạng 2D, 3D,...tùy vào style của hình ảnh đồ họa.

Để tạo ra Motion Graphics cần có sự trợ giúp của một số phần mềm graphic design tương đối phổ biến, ví dụ như: Adobe After Effect, Autodesk Combustion, Apple Motion/ Shake, Max/MSP, Apple Quartz Composer, Adobe Flash,...Nếu đơn giản thì thậm chí Microsoft Powerpoint cũng có thể làm được bạn nhé.

Nếu muốn tạo ra motion graphics dạng 3D thì cần sử dụng các phần mềm như: Maxon Cinema 4D, Softimage XSI, Autodesk 3D studio max, Autodesk Maya, NewTek Lightwave,...

Tham khảo: Quy trình thiết kế video Motion Graphics.


II. Ưu - Nhược điểm của Motion Graphics

1. Ưu điểm

Motion Graphics có thể truyền tải một lượng lớn thông tin mà chỉ tóm gọn trong vài phút video, hiển thị nhiều hình ảnh khác nhau, sử dụng video và âm thanh để mang đến cho người xem một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ thông tin mà bạn muốn truyền tải.

Motion Graphics với sự “chuyển động” mang lại sự trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn. Người xem sẽ khó mà rời mắt khỏi video bởi sẽ tò mò về sự chuyển động tiếp theo, nên loại hình thường bớt phải lo về sự gián đoạn.

Hiện có khá nhiều “template” motion graphics trên Internet. Nếu chịu khó tìm kiếm bạn có thể chỉnh sửa các thông tin và một số thành phần trong đó là đã có thể có một đoạn motion graphics của riêng mình.

2. Nhược điểm

Vì đẹp mắt và liên quan đến chuyển động, mà không phải là một cảnh quay bởi camera, nên muốn tạo ra một đoạn motion graphics cần tốn khá nhiều công sức và sự tỉ mỉ để đạt đến hoàn mỹ. Ngoài ra nếu bạn không thể tự tạo motion graphics thì sử dụng giải pháp thuê ngoài chi phí sẽ không dễ chịu lắm. 


III. Các ứng dụng nổi bật của Motion Graphics

1. Kể chuyện/ Hoạt hình

Thay vì chỉ lồng âm thanh và các hình ảnh vào một cách nhàm chán thì Motion Graphics như thổi một luồng gió mới vào các sản phẩm khuynh hướng kể chuyện. 

Thực ra “hoạt hình” chính là một dạng motion graphics với “hoạt”- hoạt động, chuyển động; “hình” - hình ảnh, đồ họa. Nó vốn quen thuộc với mỗi chúng ta từ nhỏ rồi. 

Năm 2017 thế giới truyền thông phát cuồng với style “draw my life” - kể lại cuộc đời của mình qua những nét vẽ trên giấy. Nếu biết làm Motion Graphics, bạn sẽ dễ dàng có thể tự tạo ra những video tương tự, nhưng với đồ họa bắt mắt và hiệu ứng đẹp, thú vị hơn nhiều.

Ngày nay rất nhiều dự án phục dựng, tái hiện, tóm tắt lại các câu chuyện lịch sử đã sử dụng Motion Graphics và rất thành công. Thực ra Motion Graphics trong ứng dụng này thì lại giống Animation hơn bởi “graphics” được thổi hồn bởi cốt truyện để trở thành “character” - nhân vật.  Các sản phẩm này đã giúp người trẻ hình dung rõ hơn về “thời đó”, với những nét trẻ trung, cá tính và dễ gần, dễ nhớ hơn nhiều so với hình thức tìm hiểu truyền thống là sách vở. Motion Graphics sẽ còn tiến xa trong tương lai trong lĩnh vực này! 

2. Giải thích khái niệm/ Thuyết trình

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn cần thuyết trình về một vấn đề gì đó, ví dụ như cách vận hành của nền kinh tế chẳng hạn. Nếu chỉ dùng slide và chữ như truyền thống thì khá là nhàm chán...

Mọi việc sẽ thú vị hơn khi bạn có một đoạn video gồm những hình ảnh chuyển động, mô tả cách các phần tử trong nền kinh tế giao lưu với nhau, sự luân chuyển dòng tiền hay các khái niệm bao gồm những phạm trù nhỏ nào,....

Không chỉ dùng trong thuyết trình mà bạn cũng có thể up những đoạn video đó lên Youtube để chia sẻ kiến thức cho mọi người nữa, chắc chắn sẽ có nhiều lượt view bởi con người đang ngày càng muốn tìm hiểu tri thức theo cách trực quan nhất có thể. 

Nếu dùng trong kinh doanh, tiếp thị thì sao nhỉ? Nhãn hàng có thể dễ dàng đưa ra dịch vụ của mình thông qua việc cung cấp cách vận hành của lĩnh vực kinh doanh đó. Một cách tổng quát thì có thể tiếp cận khách hàng thông qua những hoạt động giúp khách hàng có nhận thức, kiến thức về lĩnh vực mình đang kinh doanh (Awareness). 

3. Xây dựng thương hiệu

Motion Graphics là một sự thay thế khả dĩ cho các banner, poster tĩnh. Điều này chắc là bạn có thể dễ dàng thấy rõ khi bước vào thang máy chẳng hạn, poster dán đã được thay hoàn toàn bằng bảng hiển thị điện tử. Thêm vào đó thì motion graphics có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian phát, tiết kiệm chi phí mà vẫn thể hiện đầy đủ thông điệp cần truyền tải. 

Tin mình đi, người dùng sẽ sẵn lòng không chuyển kênh/ lướt đi để xem “nốt” đoạn video có motion graphics thú vị của bạn đó!

4. Giới thiệu sản phẩm

Motion Graphics có thể giúp bạn tạo ra các video giới thiệu sản phẩm thú vị, giải trí, hấp dẫn và rẻ hơn nhiều so với video quảng cáo “người đóng” truyền thống. Nếu sử dụng trên các kênh truyền thông xã hội có thể còn mang lại phản hồi cao hơn.

Ví dụ: giới thiệu 1 khóa học, 1 ứng dụng, 1 dây chuyền sản xuất,...

Tuy nhiên tùy từng ngành mà bạn nên quyết định sử dụng Motion Graphics hay không.

 Đối với một event cần 1 đoạn video làm teaser thì motion graphics cũng đáp ứng tốt từ đoạn intro đến ending khi dễ dàng đặt vấn đề, cung cấp thời gian, địa điểm, diễn giả, …


TẠM KẾT

Trên đây là tổng quan về Motion Graphics và các ứng dụng tuyệt vời của nó. Chắc hẳn bạn cũng đang có ý định sử dụng phong cách này trong dự án sắp tới của mình. Vậy thì có thể tham khảo khóa học After Effect cơ bản của ColorME nhé! Với một chi phí hợp lý nhưng chắc chắn giúp bạn tự tạo ra được những video motion graphics của riêng mình chỉ sau 8 buổi học thôi đó!


Mạnh Hùng · 2020-03-25 21:10:01 · 35859 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội