Typography theo phong cách Retro
Kính Hoàng Hiệp :)
- Serif và Sans-serif là gì? Giải mã những lầm tưởng về Serif và Sans-serif
- 3 Tuyệt chiêu chụp ảnh flatlay thu hút cực đơn giản
- ColorME - trung tâm đào tạo thiết kế đồ hoạ top đầu tại Hà Nội
- Quy trình chỉnh sửa video chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu
- Adobe Fireworks là gì? 5 ứng dụng không thể bỏ qua của Adobe Fireworks
- Màu sắc & ứng dụng trong marketing · quảng cáo
Tiếp nối chủ đề thiết kế poster theo phong cách retro, hôm nay Colorme sẽ mang đến cho bạn những mẹo nhỏ để tạo ra những bản typography theo xu hướng này. Hãy cùng khám phá xem một bản typography (chơi chữ) theo phong cách retro cần những yếu tố chủ đạo gì nhé :D
Nguồn ảnh: Pinterest
1. NHẬN XÉT VỀ FONT CHỮ
Nếu bạn là người hay tham khảo các thiết kế theo phong cách retro, bạn có thể nhận ra rằng các font chữ mang phong cách cổ thường là các font khá dày. Loại chữ thì có thể là có chân, không chân hay viết tay. Đối với các font có chân thì mặt chữ thường dẹt đứng, các font không chân thì thường có nét thanh mảnh hoặc khá vuông vức. Còn các font viết tay thì lại ưa chuộng sử dụng những font có nhiều kiểu hình (glyphs) để tạo thêm các đường nét nhấn nhá cho phần hình ảnh.
Colorme có thể gợi ý bạn một số font khá được ưa chuộng trong các thiết kế này và hoàn toàn free như: Berg, Say it Fat, Frontage Outline, Canter và các font viết tay điển hình như Buinton, Cherry and Kisses, Krinkes Decor. Những font này có thể được tìm thấy trên các trang web như dafont, fontspace hay nếu bạn chịu khó "canh me" những trang web như creativemarket ở phần Free Goods thì đây cũng chính là một "kho tàng" cho những sản phẩm miễn phí nhưng vô cùng chất lượng.
2. TẠO ĐIỂM NHẤN CHO BỐ CỤC TYPOGRAPHY
Dù có là thiết kế theo phong cách cổ hay hiện đại, những điều sau vẫn cần được chú ý khi bạn tạo bố cục cho một bản typography. Đó là:
1. Lấp đầy khoảng trống:
Bạn cần phải tạo cho bản typography của mình một bố cục vững chắc bằng việc lấp đầy các khoảng trống của nó. Bạn có thể xếp theo những khối hình chữ nhật, vuông, tròn,... miễn là đảm bảo được việc các chữ không bị xô lệch hay bị rời rạc.
Để làm được việc này, bạn có thể thay đổi kích thước của các từ trong một câu, hoặc kéo dài một số nét trong chữ cái, hoặc đơn giản hơn là sử dụng những hình vẽ, icon,...
2. Chữ có xu hướng nghiêng, chéo:
Các chữ bị kéo theo hướng nghiêng, chéo cũng là một cách để tạo điểm nhấn cho bản typography của bạn. Điều này cũng được tìm thấy ở khá nhiều những poster quảng cáo cho các nhãn hàng trong những năm 70, 80 tại Mỹ.
Có rất nhiều cách để làm được này, một trong những cách đó chính là sử dụng công cụ Shear trong Illustrator.
3. Chữ uốn cong
Trong các logo typography theo hướng retro, không khó để nhận ra có khá nhiều chữ được uốn theo một đường cong. Cách làm những chữ như này cũng không quá khó phức tạp, nhưng đòi hỏi một sự kiên nhẫn. Bạn có thể sử dụng công cụ Wrap trong Ps và cả Illustrator với các lệnh khác nhau như Bulge, Rise, Arch,... hoặc nếu tỉ mỉ hơn, bạn nên vẽ một đường theo ý mình trước rồi uốn từng nét của chữ theo,... và vô số những cách khác.
3. TRANG TRÍ:
Các thiết kế retro thường đòi hỏi những sự trang trí khá cầu kì. Bạn có thể áp dụng các hiệu ứng khác nhau như neon, thêm stroke, hay thêm các pattern như bóng đèn, kẻ (ngang, sọc,...), đổ bóng, giả lập chữ 3D hay đơn giản hơn là sử dụng các hình khối ribbon, baldge, để uốn lượn chữ theo.
Kết hợp cả 3 yếu tố này với màu sắc và texture, bạn sẽ có được những bản typo theo hơi hướng retro khá thú vị. Colorme chúc bạn sẽ xây dựng được những bản typo của riêng mình.