Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ họa Newbie cần nắm rõ
Một Graphic Designer không những thành thạo những công cụ thiết kế, mà rất cần nắm vững những thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế đồ họa. Việc nắm rõ những thuật ngữ trong Thiết kế đồ họa sẽ góp phần giúp tối ưu hóa quá trình làm việc, và giao tiếp giữa các phòng ban Marketing sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy cùng colorME tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ họa Newbie cần nắm rõ ngay bây giờ nhé!
I. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ
1. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ #01
Giúp giao tiếp đồng nhất: Các thuật ngữ chính xác giúp bạn truyền đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Khi bạn hiểu và sử dụng đúng thuật ngữ, người khác có thể dễ dàng hình dung được ý tưởng hoặc yêu cầu của bạn.
2. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ #02
Giúp bạn làm việc hiệu quả : Nắm vững các thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ công việc và quy trình thiết kế. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tránh hiểu lầm hoặc sai sót do sự hiểu biết không chính xác.
3. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ #03
Tăng cường tính chuyên nghiệp: Sử dụng thuật ngữ chính xác là một dấu hiệu của sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế. Nếu bạn có khả năng giao tiếp một cách chính xác và chuyên nghiệp, bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong cộng đồng làm việc.
4. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ #04
Phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban: Khi làm việc nhóm hoặc hợp tác với người khác, việc sử dụng các thuật ngữ chung giúp tránh những hiểu lầm và tăng khả năng làm việc hiệu quả nhóm.
II. Tìm hiểu về các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ
1. Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ phổ biến nhất về IMAGES & FORMAT
Body Copy (Phần nội dung): Body Copy là phần văn bản chính trong sản phẩm thiết kế đồ họa.
AI Artwork (File đuôi AI): File đuôi AI là một định dạng tệp sở hữu độc quyền được phát triển bởi Adobe với tính năng mô tả các bản vẽ vector đơn một trang bằng các định dạng EPS hoặc PDF.
Comp (Bố cục toàn diện): Phiên bản phác thảo của thiết kế có thể bằng bút chì hoặc trên phần mềm
Mockup (Mô hình mẫu): Mô tả thực tế thiết kế hoặc một mô hình hoặc kích thước đầy đủ của bảng thiết kế sẽ như thế nào.
Vector image (Ảnh vector): Người thiết kế sẽ dùng các phần mềm thiết kế đồ họa vector để tạo ra các ảnh vector. Ảnh vector có thể chỉnh sửa lại bằng các phần mềm chuyên dụng và cho phép người thiết kế phóng to ảnh vô hạn mà không làm thay đổi chất lượng ảnh.
Raster image (Ảnh raster): Cũng được thiết kế từ các phần mềm nhưng ảnh raster có kích thước cố định, phù hợp để sử dụng một lần hoặc không cần thay đổi kích thước.
DPI (Độ phân giải chấm trên inch): DPI hay còn gọi là Dots Per Inch dùng để đo lượng mực phun trên 1 inch bề mặt, nếu chỉ số DPI càng cao thì ảnh càng sắc nét.
EPS (Định dạng hình ảnh vector EPS): (Encapsulated PostScript) là một định dạng tập tin đồ họa được dùng trong các ảnh dựa trên vector trong AI.
PSD (Định dạng hình ảnh raster PSD): Photoshop Document là tệp ảnh được lưu dưới dạng file gốc gồm các lớp Layer xuất từ phần mềm Adobe Photoshop.
PDF (Portable Document Format): Thường được sử dụng rộng rãi trong các mẫu hướng dẫn sử dụng, sách điện tử (ebook), tờ rơi, đơn xin việc, quảng cáo và các tài liệu khác được thiết kế sẵn ở định dạng PDF,...
RAW (Định dạng ảnh raw): Ảnh RAW chỉ là những bức ảnh thô chưa được qua xử lý về ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ nét, độ tương phản,... sẽ được chuyển thẳng đến bộ nhớ tạm và lưu lại thành 1 file.
Texture (Phần bề mặt của một thiết kế): Texture là khái niệm liên quan đến đặc điểm bề mặt của vật thể gồm kích thước, hình dáng, mật độ, tỷ lệ, sự sắp xếp các thành phần vật thể.
TIFF (Định dạng tệp hình ảnh được gắn thẻ): TIFF hay Tagged Image File Format là định dạng sử dụng phương thức nén không mất dữ liệu, có dung lượng rất nhiều so với định dạng JPEG.
2. Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ về SIZE, LAYOUT & COMPOSITION
Line (Đường): Line được gọi là “kẻ cầm đầu” trong thế giới design, là nguồn gốc của tất cả đường nét và hình dạng. Các đường khi được nhóm lại sẽ mang lại sự kết nối, trật tự cho tổng thể.
Transparance (Độ trong suốt): Nếu độ trong suốt càng thấp, thì vật thể càng nhẹ và khó thấy hơn. Ngược lại, nếu chỉnh Transparence cao, vật thể càng có cảm giác đặc và nặng.
Mosaic Balance: Cân bằng ghép mảnh (hoặc sự cân bằng tinh thể) là kết quả của sự hỗn loạn cân bằng.
Symmetrical Balance (Cân bằng đối xứng): Cân bằng đối xứng là sự sắp xếp các yếu tố sao cho chúng được phân bố đồng đều bên trái và bên phải, bên trên và bên dưới. Tuy nhiên, thiết kế này đôi khi gây nên sự nhàm chán bởi sự dễ oán của nó.
Repetition (Sự lặp lại) Bạn có thấy, nhiều mẫu thiết kế thường có một vài điểm chung nhưng lại không giống nhau một cách hoàn toàn như Symmetry không? Đó là sự lặp lại, tạo ra tính thống nhất cho thiết kế và kết nối các hình ảnh, chi tiết với nhau.
Negative Space (Khoảng trắng): Khoảng trắng là phần diện tích trống, bao xung quanh đối tượng trong một bản thiết kế, tạo ra sự phân cấp thông tin. Bên cạnh đó, nó cũng tạo nên sự cân bằng và tối giản cho thiết kế.
Grid (Lưới): Lưới là một loạt các đường giao nhau theo chiều đứng và ngang tạo nên những khoảng không gian phân chia trang thành nhiều ô.
Opacity (Độ đậm nhạt): Khi giảm Opacity, đối tượng sẽ hiển thị mờ đi, màu nhạt, trong suốt hay biến mất. Nếu tăng Opacity, đối tượng sẽ trở nên đậm nét và rõ ràng hơn.
Negative Space (Khoảng trắng): Khoảng trắng là phần diện tích trống, bao xung quanh đối tượng trong một bản thiết kế, tạo ra sự phân cấp thông tin. Bên cạnh đó, nó cũng tạo nên sự cân bằng và tối giản cho thiết kế.
Scale (Kích cỡ): Scale biểu thị cho kích cỡ, tỷ lệ của mọi yếu tố trong 1 bản thiết kế. Chúng giúp tạo ra “sự phân cấp thị giác”, phân chia tỷ lệ, giúp người xem tập trung hơn vào một vài chi tiết cụ thể nào đó.
Alignment ( Căn chỉnh): Alignment là sự sắp xếp các phần tử trên một trang để giữ cho chúng không trở thành một mớ hỗn độn hay hoàn toàn mất trật tự.
Asymmetrical Balance (Cân bằng bất đối xứng): Cân bằng bất đối xứng là sự sắp xếp các yếu tố có trọng lượng không đều nhau giữa 2 phần của trang. Nó gợi lên cảm giác về chủ nghĩa hiện đại, phong trào, năng lượng và sức sống.
Proximity (Hiệu ứng lân cận): Các yếu tố có khoảng cách gần sẽ tự động được nhóm lại với nhau thành một nhóm liên kết. Trong khi đó, từng nhóm nhỏ khi đặt xa sẽ tạo thành các tập hợp riêng lẻ.
Contrast (Độ tương phản): Tương phản được hiểu là sự khác biệt giữa 2 yếu tố trong một trang thiết kế. Một số hình thức phổ biến của Contrast mà chắc hẳn các bạn từng gặp, đó là đậm - nhạt, dày - mỏng, lớn - bé,...
3. Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ về SIZE, LAYOUT & COMPOSITION
HSB color system (Không gian màu HSB): Không gian màu HSB, là một không gian màu dựa trên ba số liệu:
H: (Hue) Vùng màu
S: (Saturation) Độ bão hòa màu
B (hay V): (Bright hay Value) Độ sáng
Tint (Sắc thái màu): Tint được tạo ra bằng cách hòa trộn Hue với màu trắng.
Shade (Sắc thái màu): Shade là hỗn hợp giữa Hue và màu đen.
Color Wheel (Vòng thuần sắc): Vòng tuần hoàn màu sắc được tạo nên bởi các màu sơ cấp – màu thứ cấp và màu tam cấp, giúp chúng ta hiểu được sự tương quan màu và cách phối – kết hợp các màu sắc với nhau.
Saturation (Độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu là cách màu sắc được phản chiếu hay hiển thị dưới những điều kiện ánh sáng khác nhau. Chính vì thế mà độ bão hòa màu sắc còn được gọi là cường độ màu sắc.
Brightness (Độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100% bằng cách pha màu gốc với trắng hoặc đen.
4. Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ hoạ về TYPOGRAPHY
Baseline (Đường gốc): Baseline là đường thẳng nối các phần chân chữ định hình trên một dòng kẻ, và bất kì một chữ nào cũng nằm trên một đường gốc.
Typeface: Là một nhóm kiểu chữ có đặc điểm tương đồng nhau. Typeface được phân thành 4 loại chính: Serif, Sans Serif, Script, Decorative.
Font (Font chữ): Là một thành viên nhỏ trong nhóm typeface. Ví dụ Times New Roman đậm là một font, Times New Roman nghiêng là một font.
Leading: Là khoảng cách giữa 2 baseline cạnh nhau, hay nói cách khác là khoảng cách giữa các dòng trong một văn bản.
Tracking: Là thông số giúp điều chỉnh khoảng cách giữa toàn bộ các từ được chọn.
Median (Đường trung bình): Là đường gióng biểu thị chiều cao của chữ thường, ngoại trừ các ký tự có phần đầu và đuôi chữ như h, k, p, y....
Kerning (Khoảng cách giữa các chữ): Là thông số giúp điều chỉ khoảng cách giữa 2 chữ cái.
Hierarchy (Hệ thống cấp bậc): Hệ thống phân nhóm văn bản dựa trên thứ tự mức độ quan trọng của nội dung để người đọc có thể dễ dàng điều hướng qua nội dung.
Legibility (Tính dễ đọc): Mô tả việc dễ dàng đọc một khối văn bản và phân biệt từng chữ cái.
Sans Serif (Kiểu chữ Sans Serif): Một kiểu chữ trong đó không có dòng nhỏ ở cuối mỗi nét ký tự, kiểu chữ sans serif phổ biến là Arial, Helvetica, Verdana.
Script (Kiểu chữ Script): Một loại kiểu chữ giống chữ viết tay gồm Milasian, Leckerli One và Good Vibes.
Serif (Kiểu chữ Serif): Kiểu chữ mà các cạnh nhỏ nhô ra từ các chữ cái, các phông phổ biến gồm Times New Roman, Georgia và Garamond.
Slab serif (Kiểu chữ Slab serif): Kiểu chữ gồm các đường nét dày và chắc chắn thường dùng cho tiêu đề, bao gồm Archer, Rockwell và Neutraface Slab
III. Tổng kết
Hy vọng những kiến thức trong bài viết Các thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế đồ họa Newbie cần nắm rõ đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết để đặt nền tảng khi bắt đầu gia nhập thế giới Creative & Design. Bạn cũng đừng quên theo dõi Blog & Fanpage từ colorME để nhận được những kiến thức hữu ích nhất nha!
Ngoài ra, colorME cũng gợi ý cho các bạn một số bài blog về lộ trình học thiết kế đồ hoạ bài bản và chuyên sâu hữu ích:
Full Lộ Trình Tự Học Thiết Kế Đồ Hoạ Cho Người Mới Bắt Đầu
6 Bước Tự Học Thiết Kế Đồ Họa Hiệu Quả Tại Nhà
Học Thiết Kế Đồ Hoạ Ở Đâu Uy Tín? Review Thiết Kế Đồ Hoạ