Học thiết kế đồ hoạ - Máy tính thế nào để đáp ứng được?
Muốn học thiết kế đồ họa thì máy tính cần phải có cấu hình như thế nào, có những điều kiện gì? Đây là câu hỏi thắc mắc rất phổ biến của nhiều bạn trẻ khi muốn tập tành học thiết kế. Vậy máy tính phải như thế nào mới đáp ứng được nhu cầu học thiết kế đồ họa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
- User Experience (UX) và Customer Experience (CX), khác nhau thế nào?
- Cách tạo điểm nhấn trong thiết kế
- [Tips] để có một Instagram hoàn hảo
- Máy Film Nikon - những cỗ máy bền bỉ và thiện chiến bậc nhất!
- Mẹo sử dụng độ tương phản trong thiết kế
- Pantone là gì? Màu Pantone là gì? Sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone
Thiết kế đồ họa là một công việc đặc thù, cần sử dụng các phần mềm máy tính làm công cụ. Tuy nhiên không phải chiếc máy tính nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu làm thiết kế đồ họa. Những chiếc máy có cấu hình kém sẽ không thể chạy phần mềm thiết kế đồ họa một cách mượt mà được, thậm chí có những phần mềm từ chối hỗ trợ sử dụng trên những máy cấu hình thấp hoặc quá cũ.
Với sự phát triển khoa học công nghệ, ngày nay những máy tính với cấu hình và bộ vi xử lý mạnh mẽ có thể giúp con người dễ dàng làm những công việc liên quan đến đồ họa. Vậy làm thế nào để chọn được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu làm thiết kế đồ họa đây?
CẤU HÌNH TỐI THIỂU CHO MÁY TÍNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Do đặc thù công việc nên để chọn máy tính làm thiết kế đồ họa, chúng ta cần chú ý vào khả năng xử lý, khả năng hiển thị, bộ nhớ và khả năng đa nhiệm. Dựa vào đó sẽ có một số tiêu chí chọn dựa trên các thành phần sau của máy:
- CPU: nếu sử dụng các phần mềm Adobe thì nên có bộ xử lý Intel i5 hoặc i7
- Bo mạch chủ: hỗ trợ 16-32GB RAM, có khả năng nâng cấp RAM, card đồ họa
- RAM: dung lượng từ 16-32GB, ít nhất cũng phải 8GB để đáp ứng đa nhiệm phần mềm.
- Ổ đĩa: nên có ổ SSD để chạy ứng dụng và hệ điều hành, ngoài ra ổ cứng nên có dung lượng lớn 1-2TB để lưu trữ dữ liệu.
- Màn hình: lựa chọn màn hình kích thước đủ cho công việc, độ phân giải Full HD trở lên để hiển thị màu sắc được chuẩn hơn.
- Card đồ họa: nên chọn máy có card đồ họa rời để dễ dàng nâng cấp, với chi phí vừa phải thì nên chọn NVIDIA GT1030 hoặc các loại có mức giá trung bình như RX 460, RX 560.
LỰA CHỌN MÁY TÍNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA BẠN
Do mỗi người sẽ có nhu cầu và nguồn lực khác nhau nên mình sẽ đưa ra một số tiêu chí để các bạn cân nhắc lựa chọn chiếc máy phù hợp nhất với bản thân.
Dựa theo loại máy PC/ Laptop:
Nếu bạn muốn làm công việc thiết kế đồ họa, cần máy cấu hình tốt, màn hình lớn và mức giá vừa phải thì hãy sắm ngay một bộ PC/ máy trạm. Tuy nhiên nếu bạn có đam mê làm công việc thiết kế đồ họa nhưng phải di chuyển nhiều, phải mang máy tới cơ quan hoặc hay phải đi gặp khách hàng thì mua một chiếc laptop cấu hình tốt và nhỏ gọn sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Ngày nay xã hội đã thay đổi rất nhiều, đâu còn suy nghĩ cứng nhắc là “làm đồ họa” thì nhất định phải làm máy bàn khủng, phải ngồi một chỗ làm nữa.
Dựa theo mức giá
- 10-15 triệu đồng, bạn có một số lựa chọn tốt như: máy trạm Dell Precision T3600,
- Tầm 20 triệu: Asus Zenbook UX430UA-GV261T, Acer Aspire 7, Macbook Pro 15 inch Touch bar 512G, Dell Inspiron 7570,...
- 30-40 triệu: GTX 1660 Ti, GTX1060, Asus G75VW Ngoài ra với tầm giá này bạn có thể sắm được PC rất ổn để làm đồ họa và chơi game.
- Trên 40 triệu: Các máy của hãng Dell hoặc Macbook thuộc phân khúc này sẽ làm bạn hài lòng như Macbook Pro 2018 và Dell XPS15
Dựa theo nhu cầu chuyên nghiệp/ nghiệp dư
Bạn cần phải xác định công việc bạn làm đồ họa, đó là live render (thiết kế chỉnh sửa trên màn hình máy tính) hay finish render (xuất ra sản phẩm cuối để khách hàng xem). Nếu công việc chính là live render, bạn cần chọn những máy có card màn hình tốt để chỉnh sửa và xuất hình ảnh đạt chất lượng tốt nhất. Nếu là finish render thì CPU và RAM là những bộ phận bạn nên đầu tư.
Tiếp đó thì bạn cũng nên xác định mục đích khi làm thiết kế đồ họa, là chuyên nghiệp, thực hiện các dự án giá trị và kiếm tiền hay chỉ làm nghiệp dư, phục vụ đam mê, sở thích là chủ yếu. Điều đó cũng ảnh hưởng tới bộ thiết bị bạn sử dụng. Nếu làm chuyên nghiệp thì hãy mạnh dạn đầu tư những thiết bị tốt nhất trong tầm giá và nguồn lực bởi nó là công cụ “kiếm ăn” của bạn. Còn phục vụ nhu cầu nghiệp dư, không chịu áp lực từ công việc và khách hàng thì bạn có thể chỉ cần những máy cấu hình vừa phải, mang lại sự thoải mái khi dùng là được.
Dựa theo hệ điều hành
Ý mình đang nói tới việc sử dụng hệ điều hành Windows quen thuộc hoặc hệ điều hành MacOS trứ danh của dòng máy Macbook, hãng Apple. phần đa người Việt Nam thường đã quen sử dụng hệ điều hành Windows và chuyển sang sử dụng một hệ điều hành khác quả là điều không dễ dàng gì khi nó thay đổi thói quen sử dụng và nhận diện rất nhiều. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người từng review rằng khi chuyển sang sử dụng Mac OS quen rồi thì họ lại cảm thấy thích thú và tiện lợi hơn so với sử dụng Windows, đặc biệt nếu làm thiết kế đồ họa. Không phải ngẫu nhiên khi hỏi mua máy làm thiết kế trong tầm giá hơn 20 triệu đồng thì rất nhiều lời khuyên về chiếc Macbook Pro được đưa ra.
TOP 10 MÁY TÍNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA KHUYÊN DÙNG
Vì thích sự tiện lợi của chiếc laptop đối với cuộc sống hiện đại ngày nay nên mình sẽ chỉ đưa ra gợi ý về 10 chiếc laptop chất lượng, phù hợp với công việc thiết kế đồ họa mà bạn có thể tham khảo khi mua:
1. Apple MacBook Pro
Thông số đáng chú ý: bộ xử lý i7, 16GB RAM. Màn hình độ phân giải cao cùng card AMD Radeon Pro Graphics. Flash drive 512GB
Apple đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình nên giá thành tương đối cao tuy nhiên bạn sẽ hài lòng vì trải nghiệm mượt mà của dòng máy này mang lại.
2. Acer Aspire V17 Nitro
Thông số đáng chú ý: bộ xử lý i7, 2GB GPU, 16GB RAM. Ổ cứng dung lượng cực lớn, 2TB. Có thể hỗ trợ card đồ họa Nvidia GeForce GTX 860M 2GB.
Chiếc laptop này xử lý rất nhanh và cũng có thể sử dụng để chơi game tốt.
3. Lenovo Z70
Thông số đáng chú ý: màn hình 17.3 inch, chống phản chiếu. 8/16GB RAM, bộ xử lý i7 thế hệ 5. Giá cả cạnh tranh so với các thương hiệu lớn khác.
4. Asus ROG G752VL
Thông số đáng chú ý: bộ xử lý i7 thế hệ 6, HDD dung lượng 1TB, 16GB DDR4 RAM. Card đồ họa NVIDIA GeForce GTX giúp chiếc máy có thể xử lý tốt ngay cả khi sử dụng để chơi game.
Chiếc laptop này rất nhẹ nhàng, tiện lợi, dễ mang theo khi di chuyển. Bên cạnh đó điểm cộng của chiếc Asus này là lớp vỏ Titanium và Đồng Plasma, mang một vẻ ngoài khỏe khoắn, hiện đại, cứng cáp.
5. Asus Transformer Book T200TA
Thông số đáng chú ý: Màn hình cảm ứng 12-inch. Bộ xử lý Quad-Core 64-bit, 4GB RAM, ở SSD dung lượng 64GB. Pin có thể sử dụng 10,4 tiếng liên tục, rất thích hợp khi mang đi để làm việc trong cuộc họp hoặc gặp mặt khách hàng.
6. Lenovo Flex 4 Convertible Touchscreen notebook
Thông số đáng chú ý: Màn hình cảm ứng 15-inch. 8GB RAM, Bộ xử lý i7 25GHz và 1TB ổ cứng. Chiếc máy chỉ nặng vẻn vẹn 2.08 kg nên dễ dàng mang theo người.
7. MSI Computer GE72 Apache Pro-029
Thông số đáng chú ý: 128GB SSD, ổ cứng 1TB. Màn hình 17.3-inch với độ phân giải 1920x1080. Card đồ họa GeForce GTX. Một điểm độc đáo của chiếc máy này đó là thiết kế bên ngoài của nó dựa trên thiết kế xe hơi thể thao, rất bắt mắt và hiện đại.
8. Toshiba Satellite Fusion 15 L55W-C5259
Thông số đáng chú ý: màn hình IPS 15-6 inch. 8GB RAM, bộ xử lý Intel Core i5 và đồ họa Intel HD 5500.
Chiếc máy này tương đối rẻ so với các hãng khác.
9. Toshiba CB35-B3340 Chromebook
Thông số đáng chú ý: 4GB DDR3L memory. 13.3-inch màn hình IPS kết hợp đồ họa tích hợp Intel HD. Bộ xử lý 2.16 GHz Intel Celeron Dual-Core.
Vài thông số quan trọng chưa ở mức nổi bật (Intel Celeron CPU, 16GB SSD) nhưng vẫn là lựa chọn tốt cho những người mới bước vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ với ngân sách vừa phải.
10. Asus Zenbook UX303UB
Thông số đáng chú ý: bộ xử lý i7 SkyLake thế hệ 6, có thể chạy các phần mềm như Photoshop, Illustrator, 3D Max,..một cách mượt mà. Màn hình cảm ứng QHD Ultra sharp 13.3-inch, độ phân giải 3200x1800 và card đồ họa Nvidia. HDD dung lượng 1TB, SSD 512GB.
TẠM KẾT
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích khi các bạn muốn lựa chọn cho mình một chiếc máy để làm công việc thiết kế đồ hoạ. Khi đã sở hữu một chiếc máy phù hợp thì hãy bắt đầu ngay vào làm quen với các phần mềm ngay thôi. Khóa học Thiết kế đồ hoạ chuyên sâu của colorME sẽ là lựa chọn tốt để rút ngắn thời gian làm quen với phần mềm và giúp bạn mau chóng thành thạo hơn đó.
Tham khảo: Học thiết kế đồ họa online.