Keyframe là gì? Tầm quan trọng của Keyframe trong sản xuất Video
Thuật ngữ Keyframe là một thuật ngữ quen thuộc trong sản xuất video. Hãy cùng colorME tìm hiểu Keyframe là gì và tầm quan trọng của Keyframe trong quá trình edit video nha.
- Hiểu về Gamification trong thiết kế UX. Tầm quan trọng của Gamification trong nâng cấp định vị thương hiệu
- 5 lần thay đổi logo gây nhiều tranh cãi nhất lịch sử
- Phong cách thiết kế Memphis: “TÔI NỔI LOẠN, CHÀO ĐÓN TÔI ĐI!”
- Chuyện vặt thoát khỏi khủng hoảng sáng tạo
- 10 công cụ giúp bạn tự thiết kế phông chữ cho riêng mình
- Tổng quan ngành thiết kế 2024: Thị trường, thách thức và cơ hội cho Designers
1. Keyframe là gì?
Có thể hiểu keyframe là một điểm chốt (hay còn gọi là chìa khoá “key”) trên timeline đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của quá trình chuyển đổi các thông số như Position (vị trí), Opacity (độ trong suốt), Scale (phóng to/ thu nhỏ), Rotation (quay), Color (màu sắc),... ở một thời điểm nhất định. Việc thay đổi các thông số này qua thời gian giúp tạo nên chuyển động cho video.
(ảnh: Thaohy.blogspot.com)
Trong phần timeline của các phần mềm dựng video cho phép các bạn chèn keyframe để tạo ra chuyển động cho video. Bạn phải tạo ít nhất 2 keyframe và đưa thông tin về vị trí và thời gian chuyển động bắt đầu và kết thúc. Khi 2 keyframe có giá trị thông số khác nhau, phần mềm sẽ tự tính toán để đưa thông số ở giữa 2 điểm chốt chuyển dần từ giá trị điểm đầu đến giá trị điểm cuối.
2. Tầm quan trọng của keyframe trong sản xuất video
Keyframe là thành phần quan trọng trong sản xuất video. Trong edit video cơ bản, keyframe giúp sửa các lỗi như góc máy bị nghiêng, khung hình quá to khiến chủ thể bé, tạo các chuyển động mượt mà cho video,...
Ngoài ra, keyframe giúp bạn điều chỉnh các thông số của layer như Position - bạn có thể dịch chuyển Layer từ vị trí này sang vị trí khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hay Opacity - có thể để vật thể từ 100% tức là nhìn thấy hoàn toàn thành 0% tức là không còn vật thể nữa. Bạn cũng có thể thêm keyframe vào các hiệu ứng để chúng trở nên sinh động và bắt mắt.
Keyframe là thuật ngữ quen thuộc trong các công cụ biên tập và sản xuất video như Premiere hay After Effects. Đặc biệt, trong các phần mềm làm Motion Graphics như After Effects, các keyframe được chèn vào trong phần timeline để tạo ra các chuyển động.
3. Các loại keyframe được sử dụng trong After Effects
Linear Keyframes - Keyframe chuyển động thẳng
Đây là loại keyframe thông dụng nhất trong After Effects. Linear Keyframes được bắt đầu tự động khi bạn thay đổi thông số thuộc tính nào đó và xuất hiện dưới dạng hình thoi hoặc kim cương. Tuy nhiên, nhược điểm của loại keyframe này là chuyển động khá cứng nhắc và đột ngột nên thường không được sử dụng thường xuyên trong Motion Graphics.
Auto Bezier - Keyframe tự động chuyển động cong
Loại keyframe này là hệ quả của Linear Keyframes ở trên nhưng sẽ tạo độ mượt các điểm thay đổi ở giữa 2 keyframe khác. Khi đó, chuyển động từ thẳng sẽ chuyển sang dạng cong, khiến cho chuyển động của bạn mượt hơn rất nhiều. Auto Bezier được xuất hiện dưới dạng hình tròn và nó sẽ làm thay đổi hướng chuyển động của Keyframe.
Để chuyển từ Linear Keyframes sang Auto Bezier, bạn chỉ cần nhấn giữ phím Ctrl và click vào điểm keyframe ở phần preview của AE.
Continuous Bezier - Keyframe thủ công chuyển động cong
Trong khi auto bezier tự động làm mượt chuyển động và thay đổi hướng của chuyển động, thì Continous Bezier sẽ giúp bạn có thể tùy chỉnh thù công nó dựa trên điều bạn mong muốn.
Để làm được điều này, bạn cần chọn tất cả Keyframe bạn muốn chuyển đổi, rồi ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + K. Một hộp thoại sẽ mở ra để giúp bạn tùy chỉnh chuyển động của bạn.
Bezier Keyframe - Keyframe cong
Là keyframe được tạo ra khi người dùng kiểm soát toàn bộ thông số của Keyframe dựa vào chuyển động của chúng và dựa vào thông số của chúng trên Graph Editor. Việc tạo ra Bezier Keyframe không thay đổi hình dạng của Keyframe, nó chỉ đơn giản là thay đổi đường chuyển động của vật thể.
Hold Keyframe - Keyframe dừng
Hold Keyframe dùng để khóa một hiệu ứng hoặc thông số ở đúng vị trí đó. Nó tạo cảm giác như chúng ta đang làm phim stop motion.
Tạm kết
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về keyframe và có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả trong quá trình chỉnh sửa video. Bộ đôi biên tập và sản xuất video Premiere và After Effects chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sáng tạo thật nhiều video ấn tượng. Đừng quên tham khảo ngay KHOÁ HỌC PREMIERE CƠ BẢN và KHOÁ HỌC AFTER EFFECTS CƠ BẢN tại ColorME nhé!
Thu Trang