Những gợi ý để có một Logo linh hoạt hơn
- Portfolio truyền cảm hứng cho Designer
- Tất tần tật về Smart Object trong Photoshop
- File AI là gì? Làm thế nào mở File AI dễ dàng?
- Thiết kế đồ hoạ là gì? 5 ứng dụng quan trọng của thiết kế đồ hoạ
- Cách phối màu trong thiết kế và ứng dụng với các sản phẩm truyền thông
- Máy ảnh film Leica - Những điều cần tìm hiểu về máy film Leica
Khác với thời kì trước, ngày nay các thương hiệu có thể được xuất hiện dưới nhiều nền tảng, cách thức khác nhau. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức đối với thương hiệu và các nhà thiết kế khi phải làm thế nào để logo hoạt động tốt trong mọi trường hợp. Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp logo của bạn có thể hoạt động tốt hơn.
Cách sắp xếp logo
Một logo nên được sử dụng tốt ở các không gian khác nhau. Ở đây Mastercard đã phát triển logo với hai phiên bản là đứng và ngang. Dạng đứng sẽ được sử dụng khi logo được đặt vào một không gian nhỏ như màn hình điện thoại. Trong khi đó dạng nằm ngang sẽ được sử dụng khi logo được đặt ở một không gian thoáng hơn.
Các phiên bản đơn sắc
Không phải lúc nào logo cũng có thể được sử dụng với một phiên bản đầy đủ màu sắc. Để có thể xử lí với trường hợp này, thiết kế nên có thêm phiên bản đen trắng. Tiếp tục lấy ví dụ về logo Mastercard. Ở đây các nhà thiết kế ngoài việc trình bày phiên bản màu đầy đủ, họ cũng đưa ra trường hợp logo chỉ sử dụng đen hoặc trắng. Mastercard còn có thêm cả phiên bản grayscale.
Phiên bản rút gọn
Sẽ có lúc bạn nhận ra khi đặt logo vào một không gian bị hạn chế thì việc sắp xếp lại logo thôi là chưa đủ. Hãy thử tạo ra một phiên bản thay thế của logo để xử lí trường hợp này. Google có thể là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng logo rút gọn. Khi redesign vào năm 2015, Google đã sử dụng thêm một phiên bản thay thế của logo để sử dụng trong trường hợp không gian hiển thị nhỏ. Chữ G này được sử dụng rất rộng rãi cho thấy việc tạo ra một logo thay thế là hoàn toàn cần thiết trong thời đại công nghệ như hiện nay.
Giản lược chi tiết
Nếu như bạn không muốn sử dụng một logo thay thế cho thương hiệu và vẫn muốn giữ logo gốc để sử dụng ở size nhỏ, hãy xem xét và giản lược các chi tiết không cần thiết của logo khi hiển thị ở kích thước nhỏ. Chỉ giữ lại những gì cốt lõi và là đặc điểm nhận diện của thương hiệu. Tất nhiên để sử dụng phương pháp này, các nhà thiết kế cần nghiên cứu kĩ xem liệu logo này có thể áp dụng được không.
Nguồn: tham khảo từ https://bit.ly/2GIyPEz