Phong Cách Polygon Là Gì? Cách Thiết Kế Lowpoly Đơn Giản
Bạn đã biết tới Polygon (Low poly)- phong cách thiết kế được ưa chuộng bởi các designer đồ họa, đặc biệt là đồ họa 3D? Với tính chất tạo mảng khối nổi, nhiều đổ bóng và tạo chiều sâu, thiết kế Lowpoly thường mang tới hơi thở 3D đầy sống động cho thiết kế phẳng thông thường. Cùng ColorME tìm hiểu từ A-Z về anh bạn này, và đi kèm là tutorial 4 bước đơn giản, để bạn dễ dàng tạo một sản phẩm Lowpoly cho riêng mình đấy.
- Designer là gì? 5 câu hỏi thường gặp về nghề Design
- Trọn bộ thuật ngữ chuyên ngành trong thiết kế UI/UX
- 3 cách đơn giản để xoá chữ trong Photoshop
- 9 bước cơ bản giúp làm da mịn bằng Photoshop cs6
- 16 tài khoản Instagram về thiết kế UI/UX khơi nguồn cảm hứng cho bạn (Phần 2)
- 02 Cách chèn Logo vào Video cực nhanh và đơn giản
Low-Poly là gì?
Low - poly là kĩ thuật thường thấy trong đồ họa 3D, nhằm xây dựng các mô hình có chiều sâu, chiều nổi rõ ràng, tạo cảm giác như thiết kế 3 chiều thật sự. Phong cách này thường phổ biến trong thiết kế game hay dàn cảnh phim hoạt hình 3D…
Thông thường, các sản phẩm Low-poly có đặc điểm ‘nhận dạng’ dễ nhất là các lưới đa giác, đặc biệt là hình tam giác có độ đổ bóng, đậm nhạt khác nhau… cấu tạo nên chiều sâu cho thiết kế ( để dễ hiểu, hãy tưởng tượng chúng tương đồng với các lưới pixel trên một bức ảnh raster). Số lượng các đa giác càng nhiều và chi tiết (high-poly), hiệu ứng trên mô hình 3D càng mượt và giống thật hơn. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa thời gian render cũng tăng lên tương ứng. Bởi vậy, để tăng tốc độ quá trình, các chi tiết cần phải được giảm về số lượng đa giác cấu thành. Và từ lí do ‘bất đắc dĩ’ ấy, Low - poly của chúng ta đã ra đời!
Nhờ cảm giác 3 chiều đầy mới lạ, kết hợp của các khối đa giác nhiều sắc độ, và đặc biệt là tính chất tối giản đầy thú vị, Low poly dần dần trở nên được ưa chuộng, đặc biệt với các nhà thiết kế đồ họa 3D.
‘Mổ xẻ’ điểm cộng - trừ của Lowpoly
- Điểm cộng:
Việc tạo một sản phẩm Lowpoly khá nhanh gọn và tiết kiệm thời gian, so với một thiết kế đồ họa 3D có chiều sâu thông thường. Bạn cũng không cần tạo nhiều texture phức tạp. Sự tối giản này giúp designer tập trung hơn vào nội chung chủ đạo của toàn bộ thiết kế (storytelling). Một điểm cộng nữa, các thiết kế Monopoly dường như khó để trở nên ‘lạc quẻ’, lỗi mốt. Bởi các đường nét, bố cục được bài trí khá đơn giản và hiện đại, nên các thiết kế Low poly luôn được săn đón trong thiết kế đồ họa, game - những lĩnh vực đòi hỏi hình ảnh hiện đại, xu hướng.
- Điểm trừ:
Tuy vậy, anh bạn này vẫn có những điểm yếu của riêng mình. Chính bởi sự tối giản này, nên đôi lúc thiết kế Lowpoly khiến người xem có cảm giác quá ‘an toàn’, thiếu những điểm nhất ấn tượng ở một vài chi tiết nào đó. Thiết kế Lowpoly cũng thường dồn mọi sự tập trung vào ánh sáng (yếu tố ‘nguyên thủy’ để tạo hiệu ứng đổ bóng, chiều sâu), do đó, chúng ta thường khó để vào bối cảnh thiếu sáng như ban đêm chẳng hạn. Vào những bối cảnh như vậy, người xem sẽ không thấy được rõ từng chi tiết kĩ lưỡng của chủ thể (như đổ bóng đậm nhạt, đường viền sắc nét,..)
Hướng dẫn tạo Low Poly đơn giản
Mang tính chất 3D, Low-poly có thể được tạo ra nhờ vào các phần mềm đồ họa 3D phổ biến như 3ds Max, Cinema 4D hay Maya… Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện đơn giản bằng việc tạo lưới đa giác hình ảnh trên các phần mềm quen thuộc như Illustrator và Photoshop.
- Bước 1: Dùng công cụ Brush tool (B) và tạo khối trong ảnh.
Bạn nên tăng độ tương phản để bức ảnh nổi rõ khối (Curves Ctrl + M). Sau đó, cắt các phần ảnh khác nhau từ những mảng khối mà bạn vừa chỉnh trên.
- Bước 2: Chuyển layer tạo khối sang phần mềm Ai. Dùng công cụ Line Segment Tool (/) để vẽ các đường nối lại với nhau.
Các đường nối có thể có đỉnh không trùng nhau. Để khắc phục bạn sử dụng Direct Selection Tool (A), chọn các Point và dùng công cụ Align Vertical/ Horizontal Center để nối các điểm này lại với nhau.
– Bước 3: Chọn Divide để lên các mảng sáng tối.
– Bước 4: Chuyển ảnh bạn đã chỉnh màu từ Ps sang Ai và điều chỉnh màu sắc sao cho hòa trộn hài hòa giữa layer ảnh và layer vẽ nhé. Bạn có thể dùng Eyedropper Tool (I) để điều chỉnh màu cho từng mảng theo ý thích.
Tạm kết
Hi vọng qua bài viết, bạn đã ‘bỏ túi’ được những kiến thức cơ bản về anh bạn Lowpoly này. Nếu bạn mong muốn thiết kế linh hoạt những sản phẩm Lowpoly như vậy, tham khảo ngay khóa học Photoshop và Illustrator tại ColorME nhé.
Đừng quên, lớp Photoshop và Illustrator tại ColorME sẽ cung cấp đầy đủ nền tảng thiết kế, tư duy thẩm mỹ và cách sử dụng công cụ, để bạn sẵn sàng chinh phục mọi sản phẩm Lowpoly mà bạn muốn!