UI/UX Case Study - Apple chưa hẳn là nhất
Đúng vậy, Apple đứng nhất về giá trị thương hiệu toàn cầu, nhưng với case study UI/UX của Apple Music thì câu chuyện đã khác. Vậy các designers có được bài học gì từ sự sai lầm trong giao diện ứng dụng của nhãn hiệu “táo cắn dở” nổi tiếng này ?
- 5 dạng lưới trong thiết kế
- Naming your brand - cẩm nang hướng dẫn đặt tên cho thương hiệu
- Typography là gì? Những điều cần biết về typography
- Máy Film Nikon - những cỗ máy bền bỉ và thiện chiến bậc nhất!
- Top 3 địa chỉ học đồ họa online uy tín
- 3 thông số điều chỉnh ánh sáng những “tân binh” chơi ảnh cần biết
A. BỐI CẢNH
Dù đây là một gương mặt mới trong lĩnh vực phát nhạc trực tuyến, nhiều người dùng vẫn đăng kí tài khoản trên ứng dụng này vì:
Nó nằm trong hệ sinh thái ứng dụng của Apple, tất nhiên rồi!
Và cũng từ sự tò mò xem Apple sẽ làm một giao diện mới thế nào và thể hiện tinh thần thiết kế truyền thống của Apple ra sao ?
Nhưng sự đổi mới có vẻ khá chậm chạp, Apple vẫn đang có những thiết kế lặp lại khi xu hướng và hành vi của người dùng đang dần thay đổi từng ngày. Đặc biệt, giao diện ứng dụng trên máy tính cần có một sự thay đổi khá lớn. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích giao diện hiển thị trên máy tính, nhưng đâu đó cũng sẽ đan xen những giao diện điện thoại của họ.
Case study sẽ phân tích dựa trên trải nghiệm thực tế, những cuộc trò chuyện và nhận phản hồi từ nhiều người dùng khác để có một bài phân tích khách quan nhất! Giờ thì “vạch táo tìm sâu” thôi nào:
B. PHẢN HỒI CHUNG TỪ NGƯỜI DÙNG
Một số phản hồi từ người dùng như:
“Bố cục ITunes trên máy tính hơi lỗi thời rồi"
“Quá chú trọng vào giới thiệu thứ mới mà không phải là thư viện nhạc cá nhân của người dùng”
“Nhiều nghệ sĩ tôi không thích cứ luôn hiện lên, và còn chăm chăm vào một thể loại nhạc nữa!”
“Nhiều hướng dẫn hơi khó hiểu”
C. PHÂN TÍCH HẠNG MỤC
THƯ VIỆN NHẠC
phần header với nhiều thông tin nhưng lại bị “nhét” vào một không gian nhỏ. Dù không gây nhiễu về chức năng, nhưng lại khá gây bối rối cho người dùng.
Đề xuất: Apple nên tạo sự rõ ràng tách biệt giữa phần điều hướng ứng dụng và trình phát nhạc. Giữ điều hướng ứng dụng ở trên cùng và di chuyển trình phát nhạc xuống dưới cùng. Cả điều hướng và trình phát sẽ ngay lập tức có lợi từ việc chia tách và điều này cũng nên áp dụng cho tất cả các màn hình khác.
Cột màu xám bên trái cũng hơi lỗi thời và gây nhiễu hình ảnh. Thay vào đó có thể dùng để hợp nhất điều hướng giữa các phần album, nghệ sĩ, gần đây, danh sách phát, v.v.
Đề xuất: Tiêu diệt ngay màu xám ảm đạm và những icon, thay vào đó, Itunes nên sắp xếp lại các hạng mục.
Một điểm tối quan trọng khác mà Apple music cần bổ sung đó là: dấu ấn thương hiệu, với một giao diện cá tính hơn nữa, thay vì chỉ hiển thị như các ứng dụng miễn phí được tích hợp khác.
Đề xuất: Xuất hiện logo nhiều hơn, và làm nổi bật màu sắc thương hiệu hơn.
Đa số người dùng không mục tìm kiếm trên Apple Music - sự tổng hợp của những gì bạn có thể tìm thấy trong cả thư viện cá nhân và trên toàn bộ thư viện Apple Music. Việc phải sử dụng chuyển đổi mỗi khi tìm kiếm khiến người dùng bất tiện và tốn thời gian hơn.
Đề xuất: Có hai thanh tìm kiếm hiển thị, được gắn nhãn rõ ràng và được định vị để tôi không bao giờ phải sử dụng nút chuyển đổi nữa.
FOR YOU
Và đây là giao diện chính của ứng dụng này:
Những tab nhạc đề xuất cho tôi gồm: “Favourite”; “Chill” và “Discover”. Những gợi ý này dường như không xem xét tâm trạng của người dùng và có xu hướng phục vụ những thể loại âm nhạc giống nhau, hay các thể loại mà họ thường nghe trước đó.
Đề xuất: Giới thiệu Tag thể loại âm nhạc, nằm ở trên cùng bên phải làm bộ lọc “tuỳ hứng” theo tâm trạng khách hàng. Việc có thêm phần tuỳ chọn thể loại giúp người dùng cảm thấy như ứng dụng là “không gian cá nhân” của riêng mình. Họ có thể tự “trang trí” với thể loại mình ưa thích!
Mục "Đã phát gần đây" có vẻ không cần thiết, Danh sách phát và album được đề xuất một cách ngẫu nhiên và mục "Heavy Rotation" có thể làm nhiều hơn.
Đề xuất: Loại bỏ mục “Được phát gần đây”, sắp xếp Danh sách phát và album được đề xuất theo thể loại và phát triển “Heavy Rotation”, cung cấp số liệu thống kê về hầu hết các album, bài hát, thể loại theo tuần, tháng hoặc năm.
Before & After
DISCOVER
Giao diện hiện tại:
“Browse” là một mục mà tôi hiếm khi sử dụng. Nhưng khách quan mà nói: Mục “Browse” dẫn bạn đến những nơi bạn sẽ không ưu tiên. Vì vậy, nó không phải là về việc thay đổi nội dung nhạc mà là về việc đưa ra thêm một chút không khí cho giao diện.
Đề xuất: Thay đổi tên thành "Discover" để cảm thấy hơi mạo hiểm hơn "Browse". Sử dụng các ô cao hơn, khoảng cách lớn hơn giữa các mục, hệ thống điều hướng rõ ràng hơn và… tinh giảm ít nội dung hơn.
RADIO
Giao diện hiện tại:
Vấn đề xảy ra khi bạn nghe radio trên AM đủ nhiều, và lịch sử cứ lặp lại, bạn luôn “bị” xem một số thứ mà Apple bắt buộc: Beats & Quảng cáo.
Hơn nữa, chúng ta cũng không thể tìm thấy nhanh chóng những radios thường nghe hàng ngày.
Đề xuất: Tạo cột bên tay trái, nơi ta có thể đặt và sắp xếp các radio được nghe nhiều nhất của mình, và có thể tiếp tục quay lại hàng ngày. Tạo mục tìm qua tag, có thể lọc những gì bạn muốn xem và loại bỏ tất cả các radio không liên quan mà bạn không bao giờ nhấp vào. Sắp xếp các hình thu nhỏ radio nhỏ cùng nhau theo thể loại.
Đề xuất thay đổi:
CONNECT
Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội này, liệu bạn có chọn “kết nối với nghệ sĩ” hay “tìm bạn” qua một ứng dụng âm nhạc ? những tính năng phức tạp này gây khó chịu và bối rối với người dùng.NHƯNG, mặt khác là vào năm 2019 và tương lai, tôi đoán một công ty toàn cầu không thể hoạt động tốt mà không có tính năng kết nối xã hội. Vì vậy, hãy phát triển phần “Kết nối” phù hợp, làm cho nó chi tiết và có liên quan nhất có thể.
Đề xuất: Cột bên trái tập trung vào kết nối bạn bè bao gồm “Hoạt động của bạn bè” và “Taste Match” để tương tác và gặp gỡ những người bạn cùng gu trong âm nhạc. Các khối lớn hơn dành cho tin tức nghệ sĩ, không gian dành riêng cho truyền thông hoặc phương tiện trực quan, khu vực nhận xét và truy cập nhanh vào album mới nhất, dưới cùng bên trái. Và nếu muốn nằm ngoài sự kết nối thì có thể chọn chế độ “Ghost mode” bạn nhé!
TỰ TÙY CHỈNH
Với tính năng này, bạn có thể kéo và thả bất kỳ mô-đun nào trong một phần, sắp xếp lại chúng theo cách bạn muốn. Tùy chọn này như cách đơn giản nhất giúp ứng dụng tập trung vào nhiều người dùng hơn.
Nếu điều này xảy ra, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy kiểm soát và cũng góp phần xây dựng một ứng dụng hữu cơ và linh hoạt hơn, phát triển gắn liền với tâm trạng và gu nhạc của người dùng.
DARK MODE
Nếu không thích một giao diện quá sáng, bạn có thể tuỳ chọn Dark mode sang chế độ nền đen tinh tế và “deep” hơn!
LỜI KẾT
Apple là một thương hiệu đẳng cấp quốc tế, nhưng họ cũng đã nhận những bài học đắt giá trong case study UI/UX này- hai khái niệm mới, thu hút nhiều sự quan tâm của designers trẻ. Từ đó, ColorME hy vọng bạn cũng sẽ học được thêm và áp dụng được vào công việc của mình! Chúc bạn thành công trên con đường của mình.
Và nếu đang khởi đầu với bộ môn UI UX này, hãy tham khảo ngay khoá học "UI UX cho người mới bắt đầu" của chúng mình nhé: colorme.vn/course/ui-ux-co-ban