Hoàng hiệp · cùng thử nghiệm với isometric
- Tất tần tật bạn cần chuẩn bị khi học vẽ Digital Painting
- Phối cảnh là gì và ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh
- Khắc phục Lỗi không mở được Photoshop chỉ trong một nốt nhạc
- Cẩm nang nhiếp ảnh cơ bản kì 01 · bố cục
- 7 điều cần cân nhắc khi mua MacBook cho Designer
- 5 bước trở thành UI UX Designer từ vạch xuất phát
Là một trong những góc dựng hình hay được áp dụng nhất trong thiết kế bởi tính đa năng và sự bao quát của nó, Isometric vẫn thường xuyên được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau, từ thiết kế nhận diện thương hiệu cho đến đồ họa cho game. Nếu bạn là một designer ưa thích sự mới lạ và độc đáo, bạn sẽ không thể nào bỏ qua một cơ hội được nghịch ngợm và trải nghiệm với một góc vẽ - chiếu hình không kém phần thú vị này.
Nội dung – Thiết kế: Hoàng Hiệp
ISOMETRIC LÀ GÌ?
Nếu giải nghĩa một cách đơn giản thì Isometric là một góc nhìn trong không gian 3 chiều mà qua đó, tất cả các trục đều có chung một tỉ lệ. Ba trục ở trong góc chiếu isometric tạo với nhau ba góc 120 độ, và tất cả các vật thể được nhìn ở góc này đều hiện rõ cho người xem quan sát được các mặt chính.
Bởi vì đây là một góc chiếu rất ổn định về kích thước, isometric thường xuyên được sử dụng trong các bản vẽ kĩ thuật để đảm bảo sự đồng bộ về tỉ lệ. Nếu bạn đã từng học qua môn Công nghệ lớp 11, chắc hẳn là bạn đã được làm quen với ứng dụng này của isometric rồi.
TẠI SAO NÊN DÙNG ISOMETRIC?
Với khả năng hiển thị vật thể bao quát và thống nhất về kích thước, isometric rất hay được sử dụng nhằm mục đích vẽ những bức tranh toàn cảnh, cho phép người xem có thể nhìn được tất cả các chi tiết trong tranh một cách tổng quan nhất.
Bức hình minh họa bên cạnh đây là một dự án được thực hiện bởi Grendelle Basa, một sinh viên năm thứ 5 của trường Đại học Kiến trúc Ateneo de Davao tại Philippines.
ISOMETRIC ỨNG DỤNG THẾ NÀO?
Chúng ta có thể tìm thấy ứng dụng của isometric trong gần như tất cả các ngành nghề thiết kế khác nhau. Thiết kế website, kiến trúc, vẽ tranh minh họa, đồ họa chuyển động, nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm,... Không thiếu gì các tác phẩm sử dụng isometric vô cùng thành công và để lại ấn tượng cho người xem.
Monument Valley là một trong những trò chơi rất xuất sắc đã sử dụng góc chiếu isometric để xây dựng những thử thách hóc búa và tạo hình kỳ diệu. Để cảm nhận được chiều sâu và không gian trong một phối cảnh isometric là rất phức tạp, và trò chơi đã biến chính hạn chế này thành điểm thu hút nhất đối với người chơi.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHIẾU GÓC ISOMETRIC?
Phương pháp hợp lý nhất để vẽ hình dưới góc isometric vẫn là sử dụng các công cụ dựng hình 3D như 3ds Max hay Cinema 4D. Bản chất của isometric vẫn chỉ là một góc nhìn trong không gian ba chiều cho nên sử dụng các phần mềm làm việc trong không gian đấy vẫn là hiệu quả nhất.
Ngược lại, bạn cũng có thể chỉ sử dụng các phần mềm vẽ hình thông thường, căn bản hơn như Illustrator, Photoshop hoặc CorelDRAW, và vẽ hình của mình dựa trên một hệ thống lưới isometric, hoặc làm biến dạng hình bằng phương pháp SSR (Stretch, Shear, Rotate). Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp ngắn hạn, trong trường hợp hình của bạn không phải là các hình khối đơn giản hoặc bạn cần chỉnh sửa và xoay hình, việc này sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Trong hình là bản thiết kế khối chữ dưới góc isometric được thực hiện bởi designer Collin Garcia bằng Photoshop và Illustrator.