Mẹo thiết kế slide dành cho tân sinh viên
Khi lên đại học, một trong những cách để có được GPA như mong muốn chính là đầu tư cho các bài GIỮA KỲ. Ở nhiều trường, bài thi này được diễn ra theo hình thức THUYẾT TRÌNH hoặc BÀI TẬP LỚN, và khi đó, những bộ slide sẽ trở thành một “trợ thủ” không thể thiếu với các bạn sinh viên. Vậy với tân sinh viên, các bạn đã biết được những yếu tố cơ bản mà lại vô cùng quan trọng trong việc thiết kế slide chưa? Hãy cùng colorME tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Những gợi ý để có một Logo linh hoạt hơn
- Tips để bộ ảnh hoài cổ như MV hongkong1
- Portfolio truyền cảm hứng cho Designer
- Tạo hiệu ứng chữ 3D nhanh-gọn-lẹ trong Illustrator
- Khám phá 3 tính năng mới trên website colorME - công cụ giúp bạn tự học thiết kế tại nhà hoàn toàn miễn phí!!
- 6 quick Tips chụp ảnh flatlay
1. Mẹo thiết kế slide #1: Tập trung vào bố cục
4 bố cục thường dùng
Với bố cục này, bạn chia trang slide làm hai phần đều nhau, một nửa cho hình ảnh và phần còn lại là nội dung text.
Bên cạnh cách sắp xếp 1:1 như trên, nếu bạn muốn hiển thị nhiều ảnh hơn trong cùng một khung hình, hãy ghép ảnh dạng lưới. Lưu ý nhỏ là nên sử dụng cỡ ảnh đồng bộ với nhau khi ghép ảnh lưới, tổng thể sẽ đỡ rối mắt hơn đó.
Bạn cũng có thể sử dụng tỉ lệ 2:1, nghĩa là 2 phần cho ảnh và 1 phần còn lại cho chữ (hoặc ngược lại), tùy vào việc bạn muốn người xem tập trung vào nội dung nào hơn.
Bố cục ngang phù hợp khi bạn muốn đưa mỗi hình ảnh đi kèm với một đầu ý để minh họa, hoặc khi nội dung text quá dày đặc để bạn theo thiết kế theo bố cục dọc.
Việc sử dụng đa dạng các bố cục trong một bản trình chiếu cũng giúp người xem không bị nhàm chán về bài slide của bạn đấy.
Kiểu thiết kế lưới này không giới hạn số lượng ảnh hay quy tắc sắp xếp, vì vậy, bạn có thể thoải mái sáng tạo những kiểu slide khác nhau. Tuy nhiên, hãy để lưới (khoảng trắng ngăn cách giữa các hình ảnh) có kích thước bằng nhau và không quá sát nhau, tổng thể sẽ gọn gàng và chuyên nghiệp hơn đó.
2. Mẹo thiết kế slide #2: Lựa chọn kiểu chữ phù hợp
Về kiểu chữ
Thiết kế slide là thiết kế trình chiếu, nghĩa là người xem sẽ không nhìn chúng ở khoảng cách gần, khán giả ngồi bên dưới có khi phải xem slide thuyết trình từ những khoảng cách rất xa; sự nhận diện chính xác hình ảnh sẽ giảm xuống. Hãy tưởng tượng, bạn sẽ rất khó chịu khi chỉ có thời gian ngắn để đọc một slide, nhưng cứ liên tục phải nheo mắt để đọc đúng hàng chữ. Vì vậy, để hạn chế những điều này, Font chữ trong thiết kế slide phải THỰC SỰ DỄ ĐỌC.
Trong các loại typo, Sans serif là kiểu dễ đọc nhất. Do Các chữ cái “không có chân” (tức là không có phần “hất lên” ở nét kết thúc), nên trong cùng một từ, mỗi chữ cái có độ độc lập riêng khiến người xem dễ nhận diện hơn. Sans serif là kiểu chữ an toàn cho mọi thiết kế slide, bạn có thể yên tâm dùng cho cả phần tiêu đề và body text
Xếp số 2 về độ dễ đọc là Serif - chữ có chân. Kiểu chữ này thường được khuyến khích sử dụng cho phần tiêu đề hơn là các đoạn body text, lý do đơn giản là vì chữ ở phần tiêu đề luôn có kích thước lớn, người xem dễ nhìn thấy hơn. Còn với các đoạn body text có cỡ chữ nhỏ, Serif chưa chắc đã phù hợp.
Kiểu chữ cuối cùng bài viết này muốn đề cập là Script - chữ viết tay, bạn nên tuyệt đối cẩn thận với kiểu chữ này, hãy kiểm tra thật kỹ nếu như bạn muốn sử dụng chúng cho slide. Khi bạn nhìn ở khoảng cách gần, qua màn hình máy tính, đây có thể là kiểu chữ rất “xinh”, rất nghệ thuật. Tuy nhiên, khi trình chiếu slide, những nét ngoằn ngoèo, nối và lẫn lộn giữa các chữ cái thực sự khiến người xem khó đọc. Tuyệt đối nói không với Script ở phần body text, còn với phần tiêu đề, hãy check kỹ để chắc chắn chúng không quá khó đọc với người xem.
Đây là một ví dụ tiêu biểu để chúng ta thấy rằng, một thiết kế đẹp chưa chắc đã là một slide hiệu quả.
Bạn cũng nên tránh các kiểu in nghiêng hay in đậm vì chúng làm font chữ khó đọc hơn, đặc biệt là với các đoạn văn dài.
Về cỡ chữ
Trong thiết kế slide, thực sự có nhiều lời khuyên khác nhau về một khoảng an toàn khi chọn cỡ chữ, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, khoảng cách mà tôi thường sử dụng là:
Tiêu đề: 32-42pt
Body text: 24-32pt
Tùy với từng kiểu chữ và bố cục cụ thể mà bạn lựa chọn một cỡ chữ khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các slide phải luôn nhất quán để tạo tính liên kết cho cả bài thuyết trình, do đó bạn nên duy trì chung một cỡ chữ cho toàn bộ tiêu đề của bộ slide.
Phân cấp thông tin
Chúng ta đều biết rằng, ngoài yếu tố minh họa cho bài thuyết trình sinh động, slide còn có nhiệm vụ quan trọng giúp người nghe dễ nhớ nội dung hơn. Một phân cấp thông tin hợp lý sẽ giúp người nghe biết được đâu là ý chính, đâu là ý phụ, đâu là phần phân tích, từ đó nắm bắt nội dung tốt hơn.
Bài viết này giới thiệu đến bạn 7 cách thường dùng để nhấn mạnh thông tin hiệu quả:
- In đậm
- Gạch dưới
- In nghiêng
- Viết hoa
- Word art
- Đổi màu chữ
- Tăng cỡ chữ
Hãy nhớ rằng chúng ta sử dụng những cách này để nhấn mạnh thông tin, nghĩa là giữa một đoạn văn chữ thường, bạn hãy thay đổi font chữ của một vài từ quan trọng nhất theo các cách trên, điều đó khiến chúng đặc biệt và thu hút người nghe tập trung vào chúng hơn. Tuyệt đối đừng dùng những cách trên cho cả câu dài nhé, nhức mắt và khó chịu lắm đấy.
Về "số lượng"
Một sai lầm thường gặp nhất khi thiết kế slide, đó là trình quá nhiều chữ. Điều này có thể do bạn cho rằng tất cả phần chữ đó đều quan trọng, hoặc đôi khi vì bạn cần chúng để tạo ra một layout đẹp. Tuy nhiên, slide đẹp chưa hẳn đã hiệu quả đâu nha.
Tâm lý chung của chúng ta là “nhiều chữ quá thì ngại đọc”, vì vậy khi đặt quá nhiều chữ lên slide, bạn sẽ tạo cho người xem cảm giác “chán”. Và kể cả họ đọc hết phần text dài đó, chưa chắc đã tối ưu cho thuyết trình, bởi lẽ những thông tin hay nhất đã đọc được trên slide rồi thì còn nghe thuyết trình làm gì nữa.
Không nên quá 4 dòng cho mỗi slide (điều này đòi hỏi người làm slide phải có kỹ năng chắt lọc thông tin rất tốt)
Cuối cùng, “số 3 huyền thoại” - đừng quá 3 fonts chữ trên một slide nhé, thiết kế của bạn sẽ trở nên phức tạp và rối rắm hơn đó.
3. Mẹo thiết kế slide #3: Sử dụng màu sắc hợp lý
1. Quy tắc 60-30-10
Một quy tắc hiệu quả mà ai cũng nên biết.
Nó quy định màu chủ đạo (main color) chiếm 60% toàn bộ trang slide; màu bổ sung (complementary color) chiếm khoảng 30% và 10% còn lại dành cho tông màu trang trí. Thông thường, màu trang trí là những gam màu mạnh, nổi bật nhằm nhấn mạnh vào một vài điểm quan trọng trong bài slide.
Quy tắc này giúp trang Slide của bạn dễ nhìn và dễ đọc hơn, từ đó người xem có thể dễ dàng nắm bắt những nội dung cần thiết nhất. Hơn nữa, nó cũng giúp tổng thể thiết kế trở nên hấp dẫn, chuyên nghiệp và có tính thẩm mỹ hơn.
Đôi khi, các bạn vẫn có thể phá vỡ quy tắc và sáng tạo theo sở thích của riêng mình. Tuy nhiên, việc bám theo một quy chuẩn có sẵn sẽ giúp bạn không bị loạn trước quá nhiều lựa chọn màu và việc quyết định cách phối màu sao cho phù hợp với thị hiếu người xem. Bởi vậy, hãy thử áp dụng nguyên tắc “vàng” này xem, bạn sẽ bất ngờ trước hiệu quả thị giác của nó đấy.
2. Sự tương phản giữa Background và Text
Một lỗi cơ bản về màu sắc trong slide, đó là sự thiếu tương phản giữa màu background và nội dung text.
Nếu bạn muốn người xem tập trung vào nội dung thuyết trình của mình, hãy chọn màu text thật sự có tính tương phản mạnh. Cách làm này giúp nội dung text (hoặc ảnh) không bị mờ nhạt hoặc hòa lẫn vào background, đồng thời giúp nhấn mạnh vào thông tin mà bạn muốn truyền tải. Thật ra, về bản chất khi trình chiếu, người xem sẽ ngồi ở vị trí xa, nên nếu thiết kế rõ ràng, đảm bảo đủ độ tương phản mạnh, người nhìn từ xa mới có thể bao quát được hết bài slide của bạn.
3. Tránh chọn background màu chói
Bảng màu nóng với những tông rực rỡ như cam, vàng hoặc đỏ thường tạo được ấn tượng thị giác mạnh đối với người nhìn, làm nội dung slide nổi bật hơn. Tuy nhiên, bạn đừng quên, mỗi bài thuyết trình thường có ít nhất 10 - 20 slide hoặc hơn, tùy vào nội dung người lựa chọn. Nếu bạn chọn tông màu chủ đạo khá mạnh và sáng như vậy, rất dễ khiến người xem chói mắt và căng tức, không thể tập trung vào những nội dung còn lại (hình ảnh hoặc chữ) được. Do đó, bạn hãy cân nhắc đặt những tông màu chói này vào một vài điểm nhỏ trong trang thiết kế, với mục đích "thêm thắt", tạo điểm nhấn và giúp bài thuyết trình trở nên ấn tượng hơn nhé.
4. 3 style phối màu và hiệu ứng
Mỗi màu sắc thường mang tới một hiệu ứng hoặc cảm xúc riêng đối với người nhìn. Hãy cân nhắc trước khi chọn màu phù hợp cho bài presentation của bạn
Tông màu ấm : Đỏ, vàng, cam là những màu nên tận dụng nếu bạn ưa phong cách thiết kế rực rỡ, sống động. Những gam sáng này tạo ấn tượng mạnh, thu hút sự tập trung của người nhìn, và thường mang tới năng lượng tích cực và sự phấn khích.
Tông màu lạnh : Những gam màu xanh lá, tím, xanh biển thường gợi nên cảm giác bình yên, tươi mát, tự nhiên và nhẹ nhàng, dịu mắt. Thiết kế theo phong cách này thường gợi người xem liên tưởng tới rừng thông, sông suối, hoặc bầu trời đầy sao về đêm.
Tông màu trung tính : Đối với phong cách thiết kế Minimal, những gam màu như đen, trắng hoặc xám sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Style thiết kế này sẽ tạo nên một tổng thể tối giản, hài hòa nhưng vẫn tinh tế.
Tóm lại
Trên đây là 3 mẹo thiết kế slide dành cho tân sinh viên - điều sẽ góp phần giúp các bạn có cuộc sống đại học dễ thở hơn đó.
Nếu như bạn đang có ý định học thiết kế thì đây chính là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu rồi đó. Bởi ngay tại thời điểm này, colorME đang có một ưu đãi vô cùng hấp dẫn với gói SKILL SET - sự lựa chọn 3 trong 1 với lộ trình được thiết kế theo nhu cầu riêng của bạn. Đăng ký gói SKILL SET, Bạn sẽ tiết kiệm được tới 25% học phí so với việc mua từng khóa lẻ đó.
Có cho mình những lợi thế từ sớm để giành được cơ hội cho bản thân là điều mà các bạn sinh viên cần nghĩ đến ngay từ bây giờ. Hãy bắt đầu hành trình đó bằng việc trau dồi thêm những kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thiết kế thông qua các lớp học tại colorME nhé.